Cô gái 29 tuổi có gan tổn thương lỗ chỗ: "Tôi sợ rồi, không dám ăn rau sống nữa!"
Mới 29 tuổi, D không ngờ đang tuổi khoẻ mạnh lại phải nằm viện vì bị tổn thương gan. Nguyên nhân đến từ việc ăn uống nuông chiều vị giác.
- 27-05-20232 loại nước khiến gan tổn thương nhanh chóng, nhiều người ‘vô tư’ dùng giải khát mùa hè
- 14-10-20223 loại gia vị "ngấm ngầm" làm gan tổn thương, dù ngon miệng nhưng nên ăn càng ít càng tốt
- 07-06-2022"2 đen, 2 ngứa, 1 đau" là dấu hiệu gan tổn thương, dễ hình thành ung thư
Thói quen ăn gây tổn thương gan
Tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (trực thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, Hà Nội), không ít trường hợp bệnh nhân bị tổn thương gan do sán lá gan. Trong đó, có những bệnh nhân có dấu hiệu đau, đi khám phát hiện ra, nhưng cũng có trường hợp tình cờ phát hiện ra khi đi khám sức khoẻ. Đa phần các bệnh nhân đều rất bất ngờ khi biết ăn uống có thể gây ra tổn thương gan do nhiễm ký sinh trùng.
Trường hợp của bệnh nhân trẻ tuổi H.T.D (sinh năm 1994, Lạng Sơn) đã phát hiện ra sán lá gan khi đi khám sức khoẻ định kỳ. Thời điểm khám, chị D vẫn rất khoẻ mạnh, không có bất cứ triệu chứng bệnh lý xuất hiện.
"Tôi đi khám sức khoẻ của cơ quan, bác sĩ siêu âm phát hiện có nhiều tổn thương tại gan. Bác sĩ nghi ngờ sán lá gan và giới thiệu tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ để được khám chuyên sâu", chị D nói.
Khi nhận thông báo kết quả sán lá gan từ bác sĩ, chị D không khỏi lo lắng. Theo chị D, trước đây chị không biết tới căn bệnh sán lá gan. Khi đi khám tại bệnh viện tỉnh, bác sĩ nói nghi ngờ nhiễm sán lá gan chị mới lên mạng tìm hiểu.
Sau này, khi tới Bệnh viện Đặng Văn Ngữ khám được các bác sĩ tư vấn chị mới biết việc ăn, uống đồ sống tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán lá gan.
"Tôi ăn nhiều rau sống lắm, nhất là rau xà lách và diếp cá. Khi ăn tôi cũng rửa sạch và ngâm nước muối. Cả nhà tôi ăn mà chỉ có mình tôi bị, chắc do tôi ăn nhiều", chị D nói.
Sau 7 ngày điều trị, chị D được cho xuất viện về điều trị ngoại trú. Khi được hỏi có ăn rau sống nữa không, chị D tỏ ra ái ngại: "Tôi sợ rồi, không dám ăn rau sống nữa!".
Còn trường hợp bác V.Đ.Ch (sinh năm 1955 tại Lạng Sơn) đi khám, khi biết gan bị tổn thương do ký sinh trùng bác Ch đã rất bất ngờ. Theo bác Ch, vào đầu tháng 8, bác có dấu hiệu đau thượng vị nhiều nghĩ đau dạ dày đã tới bệnh viện tỉnh khám.
Tại bệnh viện tỉnh, kết quả khám cho thấy bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng tại lá lách và được chuyển lên tuyến trên. Kết quả khám tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, bác Ch được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh sán lá gan.
Khi biết mắc sán lá gan do ăn uống, bác Ch cũng rất bất ngờ vì trong ăn uống bác rất cẩn thận không ăn thịt tái, sống bao giờ. Tuy nhiên, bác Ch thường ăn rau xà lách, rau diếp cá.
"Rau sống thì nhà tôi tự trồng ngoài bờ suối chứ không phải rau mua ngoài chợ. Cả nhà tôi ăn chẳng ai bị sao chỉ một mình tôi bị. Chắc sức đề kháng của tôi không tốt. Sau lần vào viện này, tôi sợ không dám ăn rau sống nữa", bác Ch nói.
Phòng ngừa sán lá gan
Bác sĩ Phan Thị Thu Phương, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, cho biết cả hai bệnh nhân Ch và D đều được chẩn đoán mắc sán lá gan được bệnh viện tuyến dưới giới thiệu lên. Bệnh nhân Ch có dấu hiệu đau bụng vùng thượng vị, còn bệnh D không có triệu chứng.
Với bệnh nhân D tình cờ phát hiện ra sán lá gan khi đi khám sức khoẻ định kỳ. Sau 7 ngày điều trị, bệnh đã ổn định và được xuất viện.
Trường hợp của bệnh nhân Ch có tiền sử bệnh dạ dày. Lần đi khám này, bệnh nhân đau bụng vùng thượng vị nhiều, đau lan sang hạ sườn phải. Bệnh nhân đã được đi khám tại bệnh viện tuyến dưới phát hiện có tổn thương gan, tổn thương lá lách, bạch cầu axit tăng nghi ngờ tổn thương ký sinh trùng nên được chuyển tuyến.
Bệnh nhân Ch được chẩn đoán mắc sán lá gan lớn lạc chỗ lên lá lách. Bệnh nhân đã uống thuốc tẩy, các triệu chứng bệnh cũng thuyên giảm.
Theo bác sĩ Phương, thông thường sán lá gan gây ra tổn thương ở nhu mô gan. Tuy nhiên, ký sinh trùng có thể lạc chỗ sang một số cơ quan khác, ví dụ như thành bụng, thành dạ dày, các mô dưới da. Tại bệnh viện đã ghi nhận những trường hợp sán lá gan lạc chỗ tại cánh tay, tuyến vú.
"Nguyên nhân nhiễm sán lá gan là do ăn phải thức ăn nhiễm mầm bệnh. Ví dụ, ăn sống hoặc tái các loại rau thuỷ sinh. Một số trường hợp tới khám nói không ăn rau thuỷ sinh, nhưng lại dùng nước dưới sông hồ tưới rau trên cạn dẫn tới nhiễm ký sinh trùng", bác sĩ Phương nói.
Với bệnh sán lá gan, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh nhân sẽ bị áp xe gan, vỡ gan.
Bác sĩ Phương lưu ý cách phòng bệnh sán lá gan đơn giản nhất là ăn chín, uống sôi, quá trình nuôi trồng cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phụ nữ số