Cô gái 30 tuổi từng tiêu 4 triệu đồng/tháng đặt mục tiêu tự do tài chính
Mình không ép buộc bản thân phải kiếm được từng ấy tiền là tự do tài chính, mà là sự tự chủ về thu nhập.
- 29-09-2022Nhờ hôn nhân sắp đặt, 2 phụ nữ này đều trở thành phu nhân tỷ phú, có khối tài sản khổng lồ nhưng trái ngược nhau ở 1 điểm
- 28-09-2022Hầm trú ẩn đẳng cấp của giới siêu giàu: Cung điện dưới lòng đất có cả garage khổng lồ, không khác gì khách sạn 5 sao
- 27-09-2022Hé lộ thiếu gia nhà tỷ phú Ấn Độ giàu thứ hai thế giới: Từng sống kín tiếng, ngoại hình gây bất ngờ, trẻ tuổi nhưng đã làm sếp lớn ở tập đoàn
Mình không ép buộc bản thân phải kiếm được từng ấy tiền là tự do tài chính, mà là sự tự chủ về thu nhập.
Những năm 20-25 tuổi, là thời điểm phạm sai lầm để rồi sửa chữa. Nhiều bạn trẻ đã có những vấp ngã tài chính đầu đời, để từ đấy rút ra những bài học, kinh nghiệm cho bản thân. Câu chuyện của Bùi Quỳnh (30 tuổi, Blogger về du lịch) với những trải nghiệm tài chính “để đời” sẽ khiến nhiều bạn trẻ tìm thấy mình ở trong đó.
Bùi Quỳnh bắt đầu với sai lầm tài chính ở tuổi 25, với những “ảo tưởng” về chuyện đầu tư và kiếm tiền. Thời gian còn là sinh viên, Quỳnh đã bắt đầu đi làm và va vấp, cũng có những cú ngã rất đau. Quỳnh cho biết rằng, cô nàng đã phải trả giá bằng thời gian và tiền bạc vào những thứ bị dụ dỗ là “nhanh kiếm lời”.
Cùng lắng nghe Bùi Quỳnh chia sẻ câu chuyện của mình:
Chi tiền không kiểm soát cho sở thích cá nhân
Là một cô gái không có nhiều kiến thức về đầu tư, mình đã vội vàng lao chân vào những lời mời gọi nhanh mà có lợi. Để rồi sự thiếu hiểu biết cộng thêm lòng tham khiến mình phải trả giá cho những sai lầm ngu ngốc đó.
Bắt đầu với đam mê khởi nghiệp, mình tìm kiếm và lập ra một đội nhóm chuyên làm về du lịch. Lúc đó, là cô gái 25 tuổi với nhiều ý nghĩ “muốn thử, muốn trải nghiệm”, nên mình bỏ hết vốn liếng ở thời điểm đó để bắt đầu mô hình kinh doanh khá mới. Lên ý tưởng về sản phẩm, dự trù kinh phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường,... cũng khá bài bản. Nhưng theo thời gian, những ý tưởng mình vẽ nên không hợp thị hiếu khách hàng, cùng những người đồng nghiệp, dần từ bỏ đội nhóm và giấc mộng trở thành startup tan tành từ đó.
Ảnh minh họa - Pinterest
Sau đó là chuỗi ngày tìm việc - nhảy việc. Vì áp lực nên mình liên tục bỏ tiền ra để đi du lịch. Số tiền bỏ ra để lấy lại cân bằng cuộc sống gấp 5 lần tiền lương khi đó. Vậy nên, chỉ sau vài năm, mình đã có 1 số nợ đáng kể.
Với lối sống Yolo (You Only Live Once - Bạn chỉ sống 1 lần duy nhất) đó, cứ đầu tư cho du lịch trải nghiệm nhiều. Nhưng những cú va đập của cuộc sống khiến tài chính của mình lâm vào tình trạng nguy kịch. Mình đứng trước những lựa chọn tiếp theo của cuộc sống:
- Làm thêm 1 công việc thứ 2 tăng thêm thu nhập (khi đó mình nghĩ là sẽ làm Blogger về du lịch).
- Phải kiếm công việc thụ động kiếm được tiền mà không tốn quá nhiều thời gian của mình.
- Đầu tư khiến tiền đẻ ra tiền.
Từ những ý định đó, đích đến của mình thay đổi: Đến năm 42 tuổi, có thể kiếm đủ tiền và nghỉ hưu. Dành ra chục năm để làm sau đó hãy hưởng thụ, theo lý thuyết bây giờ là đạt được tự do tài chính.
Cải thiện tài chính từ những thói quen nhỏ nhất
Sau chuyến đi Châu Âu tốn 1 đống tiền, lại thêm 3-4 tháng sau đó không kiếm được đồng nào, mà vẫn phải chi trả những chi phí sinh hoạt hàng ngày. Áp lực cuộc sống đẩy mình đến bước đường kiếm tiền và kiếm tiền. Không những thế còn là áp lực trả nợ, dù không bị chủ nợ đòi nhưng khoản tiền treo trên đầu đó khiến mình luôn ở trạng thái bất an.
Tuổi 28 với những lần tự đứng dậy, để chịu trách nhiệm với bản thân thì nhất định phải kiếm tiền. Ngồi cân đo đong đếm số tiền còn lại trong người, chỉ đủ mình sống trong 3 tháng nữa. Thế nên về cơ bản, mình phải tăng thu, giảm chi ngay lập tức.
Cai nghiện sự tiện lợi và sống tiết kiệm nhất có thể
Trước đó, mình cứ nghĩ bản thân đã sống tiết kiệm lắm rồi. Nhưng đến khi căn ke đong đếm số tiền có thể chi trong 1 tháng là 4 triệu, mình mới chợt nhận ra rằng chỉ cần chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản là được.
- Nói không với tụ họp bạn bè: Trước giờ với bản tính thích khám phá, nên những cuộc vui cùng bạn bè gần như mình không bỏ qua. Vậy mà để tiết kiệm, mình gần như đã giảm mức ngân sách cho các mối quan hệ xuống mức tối thiểu nhất. Nếu không quá cần thiết sẽ từ chối tham gia.
- Nói không với mua sắm: Những món đồ quần áo và trang sức, túi xách với mình hiện tại là thứ xa xỉ. Để hạn chế ngân sách cho việc mua sắm, mình đã học cách sử dụng đồ second-hand dù trước đây chẳng bao giờ xài.
- Tiết kiệm tiền mỹ phẩm: May mắn mình là người không phụ thuộc vào mỹ phẩm. Nên số tiền chi ra chủ yếu chỉ dành cho những đồ cơ bản như cây son, hộp phấn. Và gần như mình đã cắt toàn bộ chi tiêu cho điều này.
- Cắt giảm gần như toàn bộ chi tiêu cho sở thích: Trước đây, mình rất thích mua các loại sách, báo, và gần như là có sở thích “sưu tầm nhiều sách nhất có thể”. Đầu tư vào sách là điều tốt, chỉ khi là bạn đọc những cuốn sách đó. Còn nhìn lại cách chi tiêu trước đây, gần như là mình đang lãng phí sự đầu tư đó. Khi nhận ra tiền ăn còn chẳng đủ, mình mới thấy sở thích đó tốn tiền đến nhường nào.
Ảnh minh họa - Pinterest
Học cách nấu ăn và cân nhắc chi phí hàng ngày
Vốn là người nghiện ăn hàng quán, mình trở lại với việc nấu cơm 2 bữa 1 ngày. Chi phí cho 1 bữa ăn 1 mình được giới hạn ở mức 25-30k. Việc cân đối chi tiêu cho từng bữa ăn, vừa đảm bảo kinh phí mà vừa đủ chất, mình đã tích lũy được chút kinh nghiệm: Bổ sung protein từ thực vật hoặc các loại đậu thay bằng thịt; chế độ ăn nhiều rau xanh hơn; không trà sữa, không ăn quá nhiều đồ có chất béo,...
Từ những thói quen ăn uống này, giúp mình cải thiện được sức khỏe, mà lại còn tiết kiệm được chi phí cho chuyện chi tiêu.
Không mua sắm thứ gì và không mua đồ giảm giá ở siêu thị
Mình đã xóa tất cả các app mua sắm trực tuyến, bỏ theo dõi những trang hay có khuyến mãi, cài đặt các ứng dụng chặn quảng cáo,... để không nhìn thấy sẽ không động lòng. Hơn nữa, mình cũng hạn chế lướt mạng xã hội, để tránh những xu hướng mà mọi người hay tiêu dùng.
Thêm nữa, việc mua đồ giảm giá ở siêu thị tưởng chừng như có lợi, nhưng thực chất là nó chỉ khiến mình chi tiêu nhiều hơn cho những thứ chưa thực sự cần thiết.
Gia tăng nguồn thu trong khi chờ đợi cơ hội mới
Dù có tiết kiệm đến thế nào, cũng không thể duy trì cuộc sống đó mãi. Vì thế, khoảng thời gian chờ tìm được công việc phù hợp với bản thân, mình chấp nhận làm thêm những công việc linh hoạt thời gian mà thu nhập cũng ổn. Tiêu chí chọn việc thì vẫn phải đáp ứng đủ các điều kiện như:
- Được sử dụng những kỹ năng của mình.
- Làm tối đa 4 tiếng trong ngày chứ không nhiều hơn.
- Làm việc có ích.
- Linh hoạt thời gian, không gây ảnh hưởng đến thời gian chuẩn bị cho công việc chính thức mới.
Bắt đầu với mục tiêu lớn hơn: Tự do tài chính
Hiện tại mình đã 30 tuổi, và còn hơn 10 năm nữa để tiến tới đích đến đã đặt ra. Sau nhiều lần thất bại với những công việc từng thử qua như: quản lý công ty du lịch, startup, viết lách, làm affiliate cho các trang web du lịch,... Mình khởi động lại chính mình bằng cách liệt kê ra những điểm mạnh, giá trị mang lại cho công ty cũ và cộng đồng. Chính điều đó khiến mình có đủ tự tin để làm được những điều khó hơn nữa. Thời điểm bước qua tuổi 30, đã có nhiều lần khó khăn, mình bắt đầu ổn định hơn với 1 công việc chính thức có nguồn thu tốt, chấp nhận sự “ổn định” trong vài năm để tích lũy đủ vốn.
Trong suốt 2 năm qua, trong đầu mình luôn quay mòng với việc phải đạt được tự do tài chính để thực hiện được niềm đam mê trước khi quá già. Mình không ép buộc bản thân phải kiếm được từng ấy tiền là tự do tài chính. Mà là sự tự chủ về thu nhập theo hàng tháng, hàng năm mà không phải làm những việc không thích.
Đặc biệt, khoản thu nhập này phải đến từ nguồn ổn định và ít phụ thuộc vào người khác nhiều nhất có thể. Bài toán này mình đã luôn cân đo đong đếm. Nó thực sự khó và phức tạp hơn mình nghĩ. Trong quá trình liên tục trải nghiệm, cải thiện bản thu chi hàng tháng, mình cũng đạt được những thành tựu nhỏ. Những điều mình đã làm để có thể tiến dần đến mục tiêu lớn của cuộc đời.
- Tính toán chi phí sinh hoạt tương lai: Bạn cần tính toán con số cụ thể chi tiêu hàng tháng của hiện tại, rạch ròi trên từng khoản và không được bỏ sót. Đây sẽ là con số giúp bạn xác định được cụ thể số tiền mình cần kiếm được để đạt được tự do tài chính. Một số mục bạn có thể bóc tách ra để tính toán kỹ hơn như: đồ ăn, nhà ở, đi lại, sức khỏe, đầu tư cho bản thân, thuế, tiền duy trì các mối quan hệ xã hội, nhu cầu khẩn cấp.
- Tính toán các chi phí phát sinh không định kỳ: du lịch, mua nhà, mua xe, đầu tư cho con cái,...
- Tính toán tỷ lệ lạm phát: Đây là một ẩn số không thể bỏ qua trong bài toán tài chính. Và bạn cần phải tính toán lạm phát cho những năm sau khi đạt được tự do tài chính và nghỉ hưu sớm.
- Kiếm tiền và khiến tiền đẻ ra tiền theo cách thụ động: Sau khi tính toán những chi phí đó, bạn sẽ xác định theo 1 công thức tài chính phù hợp với bản thân để đo lường được số tiền cần kiếm để tiến tới tự do tài chính. Mình cũng có con số riêng, và để kiếm đủ, mình đang thực hiện các bước tăng nguồn tiết kiệm và đem nó đổ vào các kênh: Mua vàng, cho vay lấy lãi, chứng chỉ và các quỹ đầu tư, ngoại tệ: Đây là các kênh đầu tư mình đang làm.
Đây là những điều kiện giúp mình tiến tới mục tiêu tự do tài chính từ những món nợ. Đặt mục tiêu, kỷ luật với nó, nhưng mình luôn tâm niệm rằng: “Luôn phải biết mình biết ta, cuộc đời còn nhiều thứ tươi đẹp, và sự tự do luôn luôn có giá của nó.”
Phụ nữ Việt Nam