Cô gái du lịch 1 lần/năm, chỉ tiêu 1,7 triệu đồng/tuần để trả hết nợ nần cho bố mẹ, trở thành triệu phú tự thân ở tuổi 28
Anna Haotanto phải thấy cảnh phá sản của gia đình khi còn nhỏ. Bằng nỗ lực của bản thân, cô trả hết nợ, mua được nhà cho bố mẹ và ghi tên mình vào danh sách những triệu phú tự thân trẻ nhất Singapore năm 28 tuổi.
- 14-09-2021Nữ giám đốc 9X không đụng vào tivi, Youtube, phim ảnh và mạng xã hội trong 1 tuần: Bỏ qua thời gian đầu bứt rứt, sau đó mới thấy cảm hứng tuôn trào
- 11-09-2021Để nửa đời sau không bị hủy hoại bất thình lình, có 4 thói xấu thường ngày nên bỏ ngay khi bước vào giai đoạn “sức khỏe vàng”
- 11-09-2021Lỗ Vĩ Đỉnh - Đời F2 LẠ LÙNG của nhà giàu Trung Quốc: Vừa hưởng thừa kế đã quyên góp toàn bộ tài sản hàng nghìn tỷ của cha mình, gia tộc giữ quan hệ thân thiết với Jack Ma
Anna Haotanto là CEO của The New Savvy và Giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm Tera Capital. Cô là một trong những cái tên quen thuộc với giới truyền thông Singapore và quốc tế.
Anna cũng là một gương mặt xuất hiện thường xuyên trên các kênh truyền thông như: CNBC, Forbes, The Straits Times, Reuters Money, Business Insider, Tạp chí Peak, INC, The New Paper... Cô nổi tiếng là một trong những triệu phú tự thân trẻ nhất Singapore khi mới 28 tuổi.
Thành công đến vậy, ít ai biết rằng Anna Haotanto từng sống trong cảnh bần hàn và đã phải nỗ lực đến cỡ nào để đổi đời. Năm 28 tuổi, Anna Haotanto đã giúp gia đình thoát cảnh nợ nần, mua cho bố mẹ một căn nhà mới và trở thành triệu phú tự thân.
Anna Haotanto là CEO của The New Savvy và Giám đốc quỹ đầu tư mạo hiểm Tera Capital. Cô trở thành triệu phú tự thân trẻ nhất Singapore năm 28 tuổi.
Gia đình phá sản, ôm món nợ hàng nghìn đô la
Anna Haotanto không phải là người sáng lập ra một công ty khởi nghiệp công nghệ trị giá hàng triệu đô la, cô cũng không lớn lên trong gia đình giàu sang. Trên thực tế, hoàn toàn ngược lại.
Anna Haotanto sinh ra và lớn lên ở Singapore, bố mẹ cô kinh doanh hàng dệt may. Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính ở châu Á diễn ra, khiến công việc của bố mẹ cô rơi vào cảnh phá sản.
Cô nhớ lại: "Bố mẹ tôi nợ 20.000 USD (455 triệu) trong thẻ tín dụng và chịu lãi suất cao 24% mỗi năm. Thêm vào đó, chúng tôi phải đi thuê nhà và tiền thuê tăng khoảng 30% mỗi năm. Điều này khiến bố mẹ tôi rất khó tiết kiệm tiền để đầu tư và vực dậy công việc làm ăn".
Từ khi còn là một thiếu niên, Anna Haotanto đã nhìn thấy cảnh gia đình phải gánh khoản nợ lớn. Nhưng đối với Anna Haotanto, chính trải nghiệm đã giúp cô tránh khỏi những cạm bẫy tài chính tương tự sau này.
Anna Haotanto nói với CNBC Make It: "Nếu khi sinh ra bạn đã nhận được đặc ân, bạn luôn lo lắng về việc sẽ mất đi nó. May mắn cuộc sống của tôi không như vậy. Tôi luôn có suy nghĩ cần quản lý tiền của mình đúng đắn".
Anna Haotanto không phải là người sáng lập ra một công ty khởi nghiệp công nghệ trị giá hàng triệu đô la, cô cũng không lớn lên trong gia đình giàu sang. Chính những biến cố trong gia đình khiến cô có suy nghĩ cần quản lý tiền của mình đúng đắn.
Ở tuổi 21, cô gái trẻ đặt mục tiêu trả hết nợ cho bố mẹ và mua cho họ một căn nhà riêng
Anna Haotanto là người chị cả trong nhà. Khi ấy cô đã quyết định sẽ làm gì đó để san sẻ gánh nặng tài chính với bố mẹ. Vì thế, sau khi học xong trung học cô theo học ngành tài chính ở Đại học Quản lý Singapore. Cô học tất cả những gì liên quan đến đầu tư tài chính, kể cả những môn không có trong học phần. Ngoài ra, cô đã làm thêm 3 công việc là phục vụ, bán hàng và thực tập sinh cùng lúc để kiếm tiền.
Anna Haotanto tiết kiệm được hầu hết số tiền mà mình kiếm được trong quãng thời gian này. Cô dùng tiền kiếm được sau mỗi khóa thực tập ở các công ty tài chính để đóng tiền học phí cho các em.
Tốt nghiệp xong, cô làm nhân viên phân tích tài chính cho ngân hàng Citigroup và China Bank, sau đó đổ tiền tiết kiệm để đầu tư chứng khoán.
Anna Haotanto (21 tuổi) đã đặt ra mục tiêu tài chính lớn đầu tiên trong cuộc đời mình: Cô muốn mua cho bố mẹ một ngôi nhà trước khi cô 30 tuổi. Haotanto cho biết: "Năm 21 tuổi tôi đã nói rằng sẽ cho bản thân 9 năm để kiếm được khoảng 600.000 đô la (13,7 tỷ). Bởi tôi đã sớm nhận ra số tiền thuê nhà quá cao khiến gia đình mình không thể tiết kiệm được khoản nào để trả nợ".
Cơ hội đổi đời đến với Anna khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào năm 2008. Lúc này, cô đầu tư mạnh vào thị trường chứng khoán Mỹ, thu gom các cổ phiếu bị giảm điểm khủng.
Khi ấy, giá cổ phiếu Citigroup giảm tới 90%, chỉ còn 1 USD/cổ phiếu (22,7 nghìn đồng/cổ phiếu) và cô đã mua lại nhiều nhất có thể. Sau cùng, cô kiếm được 18% lợi nhuận từ thương vụ này và các cổ phiếu khác cô đầu tư cũng tương tự.
24 tuổi, cô được United Overseas Bank mời vào vị trí cố vấn cấp cao và phó chủ tịch của ngân hàng này. Tuy mức lương của cô tăng đến sáu con số nhưng Anna vẫn dành tiền để đầu tư là chủ yếu.
26 tuổi, Anna mua cổ phiếu của các công ty công nghệ (có cả Amazon) với giá khoảng 220 đô la/cổ phiếu (5 triệu/cổ phiếu) và bán lại với giá cao hơn giá mua 20%. Một năm sau đó, cô tích lũy được 1 triệu USD (22,7 tỷ) và có thể thực hiện ước mơ mua nhà cho bố mẹ.
Ở tuổi 28, Anna Haotanto đã trao cho bố mẹ một chùm chìa khóa của căn nhà mới. Vào thời điểm đó, cô cũng chính thức ghi tên mình vào danh sách những triệu phú tự thân trẻ nhất Singapore.
Ở tuổi 28, Anna Haotanto đã trao cho bố mẹ một chùm chìa khóa của căn nhà mới. Vào thời điểm đó, cô chính thức ghi tên mình vào danh sách những triệu phú tự thân trẻ nhất Singapore.
Luôn giữ một lối sống tiết kiệm
Ngoài làm việc chăm chỉ và đầu tư thông minh, Anna Haotanto luôn giữ một lối sống tiết kiệm. Dù cô cố gắng tích lũy một số tiền lớn để đưa gia đình về mức sống đầy đủ như ban đầu nhưng cô nhận ra sai lầm tài chính của người trẻ là dễ sa vào những thứ phù phiếm.
Chính vì thế, Anna Haotanto luôn giữ một lối tối giản từ khi còn là sinh viên. Cô tránh mua những thứ không cần thiết, bởi cô xem đó là sai lầm và có thể dẫn đến khoản chi tiêu phù phiếm.
Thay vào đó, cô giới hạn chi tiêu của mình ở mức 75 đô la mỗi tuần (1,7 triệu) và chỉ đi du lịch nghỉ xả hơi mỗi năm một lần. "Tôi không cảm thấy mình sống chật vật khi tiết kiệm. Chỉ là tôi đang chi tiêu theo ngân sách đã lên kế hoạch thôi", Haotanto cho biết. Với Anna Haotanto tiền phải sử dụng sao cho thật hiệu quả.
Nhịp Sống Việt