MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cô gái Hà Nội chia sẻ 5 thói quen sinh hoạt tưởng tiết kiệm nhưng thực chất lại “đốt tiền” nhanh hơn ta nghĩ

05-08-2024 - 08:32 AM | Sống

Nhiều người luôn gặp tình trạng chưa hết tháng đã hết tiền, dù mỗi lần lương về luôn rất rủng rỉnh. Song, chính bản thân họ cũng không hiểu được lý do tại sao.

Đối với những người đang đi làm, mức lương hàng tháng là cố định, nếu không hạn chế chi tiêu thì rất có thể sẽ phải lâm vào cảnh nợ nần, chứ đừng nói có thể để ra được đồng dư nào cho mỗi tháng.

Bạn Thuỳ Linh (25 tuổi, hiện đang sinh sống tại Hà Nội) cho biết: "Để xem chi phí hàng tháng của mình một cách trực quan, tôi bắt đầu lập tài khoản. Từ lúc đó, tôi đã ghi chép rõ ràng mọi khoản chi tiêu.

Bây giờ tôi nhận ra rằng việc tôi không thể tiết kiệm tiền đều là do những thói quen sinh hoạt tưởng chừng như chẳng đáng gì nhưng lại rất tốn kém".

Hãy cùng lắng nghe những gì Linh chia sẻ để biết đó là thói quen nào nhé!

1. Trà sữa, cà phê

Cô gái Hà Nội chia sẻ 5 thói quen sinh hoạt tưởng tiết kiệm nhưng thực chất lại “đốt tiền” nhanh hơn ta nghĩ- Ảnh 1.

Thông thường khi đi làm hoặc đi mua sắm, nhiều bạn trẻ sẽ mua một cốc trà sữa hoặc cà phê với giá khoảng vài chục nghìn. Số tiền cảm giác không đắt lắm nên có thể nhiều người sẽ không quan tâm và thậm chí duy trì nó thành thói quen hàng ngày.

Nhưng có người đã làm một phép tính và phát hiện ra rằng nếu không uống trà sữa hoặc cà phê trong 1 năm liên tục, bạn có thể tiết kiệm được số tiền là 14.600.000 đồng (giả sử giá tiền cho mỗi cốc cà phê/trà sữa là 40.000 đồng). Và như vậy, trong 30 năm liên tục, bạn có thể tiết kiệm được 438.000.000 đồng. Số tiền tiết kiệm được có thể được sử dụng để mua một chiếc ô tô hoặc trả trước tiền mua nhà.

Hơn nữa, trà sữa chứa nhiều đường và calo, uống nhiều (hoặc lâu dài) sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí và vì sức khỏe của chính mình, tốt nhất bạn không nên uống trà sữa mỗi ngày.

2. Ham mua đồ giá rẻ

Có bao nhiêu người có thói quen sinh hoạt như vậy, tức là không muốn mua một món đồ vì nó quá đắt? Thay vào đó, họ mua rất nhiều đồ thay thế, chỉ để nhận ra rằng, đồ rẻ tiền không hề có giá trị tốt và cuối cùng phải miễn cưỡng mua một cái đắt tiền.

Chính vì thói quen tiêu dùng này mà chúng ta lãng phí rất nhiều tiền mỗi tháng. Lấy việc mua quần áo làm ví dụ. Mua một đống quần áo rẻ tiền không chỉ dễ lỗi thời, kém chất lượng mà còn khiến bạn cảm thấy không thoải mái khi mặc vì chất liệu vải. Nhưng nếu bạn mua một bộ quần áo đắt tiền, bạn có thể mặc nó trong vài năm, và sẽ thoải mái hơn khi mặc nếu nó có chất lượng tốt hơn.

Vì vậy, đừng mua nhiều thứ rẻ tiền chỉ để tiết kiệm tiền. Đây thường là điều lãng phí nhất.

3. Tích trữ hàng hoá

Ngày nay, với sự ra đời các thương mại điện tử, cung cấp la liệt mã giảm giá hoặc chương trình khuyến mãi để khiến chúng ta chi tiêu nhiều hơn. Có phải nhiều người sẽ ngay lập tức mua ngay mỗi khi thấy chương trình giảm giá và mua rất nhiều thứ dù bản thân đang không cần?

Thực tế, mô hình tiêu dùng này không những không tiết kiệm tiền mà còn khiến chúng ta tiêu nhiều tiền hơn.

Nhìn chung, khi mọi người đi mua sắm, đừng tích trữ quá nhiều và đừng đặt hàng chỉ vì chúng đang giảm giá. Bạn vẫn nên chọn những gì phù hợp với mình dựa trên nhu cầu của mình.https://png.pngtree.com/thumb_back/fw800/background/20231221/pngtree-photos-of-beautiful-girls-shopping-in-the-supermarket-with-pictures-photo-image_15532390.png

Cô gái Hà Nội chia sẻ 5 thói quen sinh hoạt tưởng tiết kiệm nhưng thực chất lại “đốt tiền” nhanh hơn ta nghĩ- Ảnh 2.

4. Thường xuyên ăn ngoài

Thói quen này trở nên phổ biến do hiện nay, nhiều bạn trẻ không có thời gian nấu nướng nên lựa chọn đặt mua mang về. Đây có lẽ là 1 sự lựa chọn mang tới cảm giác tiện lợi, nhàn nhã và nhanh chóng.

Nhưng bạn đã bao giờ tính toán rằng nếu bạn gọi đồ ăn mang đi ba bữa một ngày, mức tiêu dùng hàng ngày của bạn có thể lên tới hàng chục triệu 1 tháng hay không? Ví dụ, nếu mỗi bữa đi ăn ngoài bạn cần chi trả chừng 100.000 đồng thì một ngày có thể sẽ phải tiêu tới 300.000 đồng cho 3 bữa ăn, đương đương khoảng 9 triệu đồng/tháng chưa kể các khoản chi phí phát sinh khác như gặp gỡ bạn bè, cà phê hội nhóm.

Trên thực tế, Thuỳ Linh cho biết, vì hiện cũng đang làm nhân viên văn phòng nên cô biết, có rất nhiều nhân viên văn phòng, lương tháng chỉ từ 5 triệu đến 7 triệu đồng nhưng lại tiêu hết vào việc gọi đồ ăn mang về.

Để tiết kiệm tiền và vì sức khỏe của chính mình, tốt nhất mọi người nên tự nấu ăn thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào đồ ăn mang về.

5. Rơi vào "bẫy" chăm sóc da

Ngày nay, các cô gái rất yêu thích làm đẹp nên ngày càng nhiều sản phẩm chăm sóc da "ra đời". Tuy nhiên, thực tế lại chứng minh một điều, thứ thực sự có thể cải thiện làn da của chúng ta không phải là các sản phẩm chăm sóc da mà là sự tự giác và ý thức chăm sóc sức khoẻ từ bên trong của chúng ta.

Đi ngủ sớm, dậy sớm và ăn uống sạch sẽ thực sự khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu hơn.

Nếu bạn muốn chăm sóc làn da của mình, việc áp dụng các bước cơ bản là đủ. Nếu bạn sử dụng quá nhiều sản phẩm chăm sóc da, nó có thể gây gánh nặng cho làn da của bạn và da không thể hấp thụ được chúng, vì vậy tốt hơn hết là bạn không nên sử dụng. Đừng để bị lừa bởi những mánh lới quảng cáo trên Internet!

Cuối cùng, Thuỳ Linh nhấn mạnh, nhiều người rơi vào những thói quen tiêu dùng tiềm ẩn này nhưng họ không quan tâm. Tuy nhiên, ngay từ khi ý thức được vấn đề và nghiêm túc thực hiện, cô bạn đã cải thiện được vấn đề tài chính của chính mình.

Theo Lam Anh

Thanh niên Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên