Cố gắng trở lại vị thế "tượng đài công nghiệp Đức", đây là cách mà Siemens đang "lùi một bước để tiến ba bước"
Trên toàn thế giới, các tập đoàn lớn như Siemens đang dần "tuyệt chủng".
- 21-07-2018Giám đốc Siemens: Chiến tranh Thương mại sẽ không có chỗ đứng trong kỷ nguyên số nhưng nó là con dao hai lưỡi, khiến 1/3 số việc làm bị xóa bỏ
- 08-02-2015Tập đoàn Siemens sẽ cắt giảm 7.800 việc làm trên toàn thế giới
- 07-08-2014Đại phẫu Siemens
Những rủi ro của các đổi mới công nghệ như trí tuệ nhân tạo và in 3-D đến từ các đối thủ cạnh tranh đáng gờm từ Thung lũng Silicon hay Trung Quốc đang "xốc dậy" nền kinh tế do lĩnh vực kỹ thuật dẫn dắt của Đức. Những "tượng đài" lâu nay đang dần phải từ bỏ cơ cấu doanh nghiệp giàn trải đã tồn tại hàng trăm năm qua của họ.
Daimler AG—với thương hiệu xe ô tô ngôi sao ba cánh đình đám Mercedes-Benz—đang xem xét việc chia tách các mảng ô tô và xe tải của mình. Các nhà đầu tư cũng đang gây áp lực buộc Thyssenkrupp AG phải thu gọn hơn nữa các mảng hoạt động sau thương vụ sáp nhập mảng kinh doanh thép với Tata Steel Ltd của Ấn Độ. Còn Continental AG cũng đang chia tách mảng sản xuất phụ tùng cho các loại động cơ đốt.
Trên toàn thế giới, các tập đoàn lớn như Siemens đang dần "tuyệt chủng". General Electric Co. đang rời bỏ mảng dầu mỏ và chăm sóc y tế, còn Philips năm 2016 đã chia tách thành hai công ty, Signify NV chuyên sản xuất các thiết bị chiếu sáng và Philips NV hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Siemens cũng không nằm ngoài xu hướng đó, khi CEO Joe Kaeser đang theo đuổi một loạt các thương vụ sẽ thu nhỏ công ty này từ 18 mảng kinh doanh khi Kaeser lên nắm quyền điều hành vào năm 2013 xuống chỉ còn 5 mảng vào tháng Một năm sau. Kaeser đã thu về hơn 9 tỷ euro từ việc sáp nhập, bán hay thành lập các mảng kinh doanh. Và số lượng nhân viên cũng giảm từ 410.000 người trước khi Kaeser nhậm chức còn xuống 376.000 người như hiện nay. Dưới sự dẫn dắt của vị CEO này, cổ phiếu của công ty đã tăng đến 38%.
Cơ cấu doanh thu của Siemens năm 2017
Đó là môt sự thay đổi lớn so với phần lớn lịch sử đã kéo dài suốt 170 năm qua của Siemens, khi trước đây cách thức đối phó với những thử thách mang tính chiến lược thường là trở nên lo lớn hơn. Công ty sản xuất thiết bị điện báo do Werner von Siemens sáng lập năm 1847 đã nhanh chóng phát triển thành một tập đoàn khổng lồ hiện diện trong cuộc sống của người dân trên toàn thế giới với mọi thứ từ tàu hỏa và TV đến các loại thiết bị và cả phụ tùng ô tô. Từ những thứ to lớn như tuabin khí cho đến những thứ bé nhỏ như các sản phẩm bán dẫn, Siemens sản xuất mọt thứ dưới một mái nhà chung.
Tuy nhiên, vào khoảng năm 2000, Siemens bắt đầu tụt hậu trong những lĩnh vực chủ chốt và một lần nữa "ông lớn" này lại tìm đến cách ứng phó "cổ điển" của mình. Các sản phẩm bán dẫn là bộ phận tiên phong, nối tiếp sau đó là thiết bị viễn thông, máy tính và bóng đèn.
Và nhiệm vụ của Kaeser là "dọn dẹp tàn dư" của đế chế đó. Năm 2014, Kaeser đã vạch ra chiến lược của mình trong một chương trình với tên gọi Tầm nhìn 2020. Trên thực tế, điều này đồng nghĩa với việc lược bớt những doanh nghiệp lỏng lẻo không còn phù hợp, cải tổ một số doanh nghiệp khác cho "gọn gàng" hơn, từ đó tạo ra cái là Kaeser gọi là "một hạm đội" thay vì "một tàu sân bay nặng nề và lê lết".
Chiến lược mới này khiến nhiều người không khỏi lo ngại ở Đức, nơi mà Siemens đã trở thành một phần không thể thiếu trong tổ chức doanh nghiệp, khi tạo công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn người. Thế nhưng, tháng 11/2017, Siemens thông báo kế hoạch cắt giảm 6.900 việc làm, chiếm 50% số việc làm mà "ông lớn" này tạo ra ở Đức. Kể cả khi lợi nhuận tăng mạnh, Siemens vẫn tiếp tục kế hoạch cắt giảm nhân sự của mình.
CEO Joe Kaeser
Chiến lược của Kaeser được minh họa rõ ràng nhất qua hai thương vụ: sáp nhập mảng năng lượng gió với đối thủ Gamesa đến từ Tây Ban Nha năm 2017 và đưa mảng thiết bị y tế lên sàn hồi tháng Ba năm nay với cái tên kỳ quặc Siemens Healthineers. Đây là thương vụ IPO (phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu) lớn thứ năm trong lịch sử nước Đức và nó cũng giúp cổ phiếu của Siemens Healthineers tăng 18% kể từ khi lên sàn.
Với Gamesa, Siemens đã kết hợp một loạt các tuabin khổng lồ trên biển của mình với các máy phát điện gió trên đất liền của công ty Tây Ban Nha. Với 59% cổ phần tại Siemens Gamesa Renewable Energy, thương vụ này đã đem đến cho Siemens quyền kiểm soát một công ty lớn hơn mà không lãng phí vốn.
Siemens Gamesa Renewable Energy đã có một khởi đầu khá gian nan khi thông báo kế hoạch cắt giảm 25% nhân sự sau khi lợi nhuận giảm, nhưng thương vụ nói trên vẫn được xem là một thắng lợi chiến lược đối với Siemens và cũng là hình mẫu để công ty này vực dậy mảng tàu hỏa của mình. Đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ châu Á, mảng tàu hỏa của Siemens sẽ được sáp nhập với công ty Alstom SA của Pháp, trong đó Siemens vẫn nắm lượng cổ phần đủ để "ông lớn" này nắm quyền kiểm soát. Thương vụ này được dự đoán sẽ khép lại vào đầu năm 2019 nếu có được sự chấp thuận từ các cơ quan chống độc quyền.
Kaeser dự kiến sẽ trình bày những bước đi tiếp theo vào tháng Tám tới trong bản kế hoạch mang tên Tầm nhìn 2020+. Có nhiều đồn đoán xung quanh bản kế hoạch này, nhưng có một điều chắc chắn là Siemens sẽ còn trở nên nhỏ hơn nữa. Kaeser không tin rằng những tập đoàn lớn theo các cách cơ cấu cũ kiểu "to là đẹp" là mô hình cơ cấu doanh nghiệp trong tương lai. Vị CEO này tin rằng ông có trách nhiệm chuẩn bị để Siemens sẵn sàng cho thế hệ kế tiếp bằng cách "lùi một bước để tiến ba bước".