Có gì trong Khu dân cư Đại Nam của ông Dũng "lò vôi" bị đồn bán, thu về hơn 2.434 tỷ đồng?
Thời điểm năm 2018, Khu dân cư Đại Nam từng được kỳ vọng sẽ trở thành nơi đáng sống và đầu tư sinh lợi bậc nhất tại Bình Phước cho khoảng 12.000 người.
- 27-09-2022Vinasing Group trong vụ mua KDC Đại Nam của ông Dũng "Lò vôi" là ai?
- 23-10-2020Công ty quản lý khu du lịch Đại Nam của doanh nhân Dũng "lò vôi" liên tục lỗ cả trăm tỷ mỗi năm
Thông tin trên VTC News cho biết, ông chủ Đại Nam Huỳnh Uy Dũng (Dũng lò vôi) vừa chuyển nhượng một phần dự án Khu dân cư Đại Nam (xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) cho Công ty Cổ phần Vinasing Group (Vinasing Group; trụ sở tại quận Đống Đa, Hà Nội).
Thương vụ chuyển nhượng này gồm 219.999,9m2 đất ở (1.122 nền), 11.218,5m2 đất thương mại dịch vụ, 96.707,6m2 đất xây dựng nhà ở xã hội. Tổng giá trị hợp đồng chuyển nhượng này hơn 2.434 tỷ đồng.
Dự án Khu dân cư Đại Nam nằm ngay mặt tiền QL13 đoạn qua thị trấn Minh Hưng, huyện Chơn Thành, Bình Phước. Công trình này được UBND tỉnh Bình Phước ban hành quyết định số 1094/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 vào tháng 6/2018.
Cận cảnh dự án Khu dân cư Đại Nam (Ảnh: Cafeland)
Theo quy hoạch, dự án này có tổng diện tích hơn 96 ha với 2.459 căn nhà phố và biệt thự, 4 trường mẫu giáo, 1 trường THPT, quy mô khoảng 12.000 dân. Trong phần diện tích đất 481.897,79 m2 xây nhà phố và biệt thự thì đất nhà phố chiếm 231.989,24 m2, còn lại là đất ở biệt thự. Còn khu nhà ở xã hội rộng 96.517,1 m2.
Đất giáo dục có diện tích 2.265,8 m2, đất cây xanh trải là 25.653,36 m2. Đất hạ tầng kỹ thuật gồm trạm xử lý nước thải và trạm điện với diện tích khoảng 6.239 m2. Hệ thống giao thông khu dân cư được bố trí thành ô bàn cờ, được quy hoạch trên nền đất rộng 323.249,46 m2.
Tại thời điểm đó, khu dân cư này được kỳ vọng sẽ trở thành nơi đáng sống và đầu tư sinh lợi bậc nhất tại Bình Phước cho khoảng 12.000 người.
Ông Huỳnh Uy Dũng trong một bài phỏng vấn năm đó từng chia sẻ, đến cuối năm 2018, hạ tầng sẽ hoàn chỉnh, hệ thống điện chiếu sáng cũng sẽ hoàn tất trước Tết Nguyên đán. Theo kế hoạch, trong vòng 3 tháng kể từ khi hoàn tất giao dịch, người mua sẽ tiến hành ra công chứng ký để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Cùng với đó, công ty sẽ thực hiện nhiều hạng mục công trình công ích như trường học, nhà trẻ, chợ... phục vụ nhu cầu thực tế của người dân.
Bệnh viện trong quy hoạch
Quy hoạch trường học trong Khu dân cư Đại Nam
Theo quy hoạch, công trình này có nhiều khu tiện ích
Trên website, dự án này được giới thiệu với nhiều mĩ từ như: "Toàn bộ Khu Nhà Ở Đại Nam là một đô thị với cảnh quan tuyệt đẹp gắn liền với sự uy nghiêm của trung tâm hành chánh tỉnh Bình Dương, Khu Nhà Ở Đại Nam góp phần tạo nên sự sang trọng đẳng cấp của một Thành phố Bình Dương (đô thị loại 1 đang trên đà phát triển rực rỡ. Dự án Khu Nhà Ở Đại Nam đã hoàn thiện pháp lý và 100% đã có sổ hồng".
Cùng với đó là "các tuyến đường nội bộ rộng từ 15 – 40 mét, kết cấu nền đường siêu bền, có thể chịu được tải trọng của xe 80 – 100 tấn, tuổi thọ công trình là 50-70 năm không cần bảo trì...Các con đường nội khu được phủ kín mảng xanh bởi các loại cây tạo bóng mát, hệ thống viễn thông tốc độ cao, hệ thống cấp điện được lắp đặt ngầm trong lòng đất, nước máy đến tận nhà, hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt nên hoàn toàn không tạo ra mùi hôi…"
Cảnh hoang tàn của dự án (Nguồn: Nhà đầu tư)
Tuy nhiên, trên thực tế, đến tại thời điểm này, một số hạng mục công trình của dự án như hệ thống cây xanh, lưới điện, đường nội bộ... đã hoàn thành nhưng nơi đây vẫn vắng vẻ, hiu hắt, không bóng người. Thậm chí, do không được sử dụng mà một số hạng mục đã bong tróc, xuống cấp trầm trọng gây lãng phí lớn.
Nguyên nhân khiến cho công trình trong tình trạng "vườn không nhà trống" như vậy là do khoảng cách từ huyện Chơn Thành tới Tp.HCM khoảng 80km, cách Bình Dương khoảng 60km tính từ vị trí của Minh Hưng, điều này gây khó khăn trong việc thu hút dân cư.
Hơn nữa, dự án được xây dựng trong khu vực khu công nghiệp, đa phần là công nhân, thu nhập thấp. Trong khi giá đất ở đây tại thời điểm đó lên đến 650 triệu đồng/nền. Hiện tại, đất nền tại khu vực này đang được rao bán lên đến 20 - 26 triệu đồng/m2. Chính vì vậy, việc mua nhà tại đây khá xa tầm với.
Ông Huỳnh Uy Dũng phủ nhận tin đồn
Liên quan đến việc bán khu dân cư này, sáng nay, ông Dũng "lò vôi" cho biết, trước đó, hồi tháng 5/2022, Công ty TNHH MTV Tân Khai (là thành viên của Đại Nam Group của ông Huỳnh Uy Dũng) đã "hợp đồng ghi nhớ" với Công ty cổ phần Vinasing Group về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, với tổng giá trị hợp đồng dự kiến là trên 2.434 tỷ đồng.
Theo "hợp đồng ghi nhớ này", Công ty cổ phần Vinasing Group đặt cọc cho công ty ông Huỳnh Uy Dũng 100 tỷ ngay sau khi ký hợp đồng. Trong vòng 7 ngày, nếu không đặt cọc như cam kết thì hợp đồng xem như bị vô hiệu hóa.
Đến ngày 21/5, Vinasing Group vẫn chưa chuyển số tiền 100 tỷ đồng như cam kết nên phía Công ty TNHH MTV Tân Khai đã có thông báo chấm dứt hợp đồng.
Nhịp sống thị trường