Cơ hội cuối cùng cho bà Hillary Clinton?
Hôm nay, 538 đại cử tri sẽ tiến hành các cuộc họp tại tòa nhà quốc hội tiểu bang của mình (hay Đặc khu Columbia) để quyết định ai sẽ chính thức trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
- 09-12-2016Hillary Clinton: "Tin tức giả mạo đang đe dọa đến mạng sống của người Mỹ"
- 02-12-2016Cố vấn của nhà Clinton: "Bà Hillary không còn quan tâm đến chính trị nữa"
- 01-12-2016Tại sao bà Hillary Clinton thường xuyên đi bộ trong rừng?
Thắng lợi của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump – người được số phiếu phổ thông ít hơn nhưng dự kiến sẽ chiến thắng phiếu đại cử tri – một lần nữa lại đưa đại cử tri đoàn ra ánh đèn sân khấu.
Vậy đại cử tri là ai?
Nói ngắn gọn, đại cử tri là những người được các đảng chính trị nhà nước chọn ra để bỏ phiếu cho Tổng thống và phó Tổng thống. Đại cử tri có thể là lãnh đạo đảng hoặc quan chức dân cử của bang. Đôi khi họ cũng có thể là những người có quan hệ chính trị hoặc cá nhân với ứng viên tổng thống của đảng mình. Trong năm nay, Bill Clinton cũng là một đại cử tri.
Số lượng đại cử tri ở mỗi bang tương đương với số lượng nghị sĩ và thượng nghị sĩ trong Nghị viện. Tổng cộng có 538 đại cử tri trên toàn quốc, trong đó Washington D.C đóng góp 3 đại cử tri.
Liệu bà Hillary có thể lật ngược tình thế trong ngày hôm nay?
Theo Hiến pháp Mỹ, ứng viên chiến thắng phiếu phổ thông của 1 bang sẽ giành được toàn bộ phiếu đại cử tri của bang đó. Mặc dù kết quả bỏ phiếu phổ thông đã ngã ngũ với chiến thắng của ông Trump nhờ 306 phiếu đại cử tri, trong cuộc họp đại cử tri ngày hôm nay, các đại cử tri có thể không tuân theo nguyện vọng của người dân Mỹ. Rất có thể, một số đại cử tri sẽ “nổi dậy” và không bỏ phiếu đúng với kết quả của cuộc bầu cử. Như vậy, cái ghế trong Nhà Trắng của ông Donald Trump có thể bị tấn công.
Kết quả bầu cử cho thấy bà Clinton được 232 phiếu đại cử tri, ít hơn so với con số cần thiết 38 phiếu. Có thể thấy, cơ hội để bà Clinton lật ngược tình thế và trở thành Tổng thống là rất khó khăn.
Khả năng đại cử tri “phản bội” là bao nhiêu?
Đại cử tri không cần thiết phải tuân theo kết quả phiếu phổ thông tại bang của họ. Ít nhất, một đại cử tri đã nói rằng ông sẽ động viên đảng của mình không bỏ phiếu cho Donald Trump. Không một điều khoản nào trong Hiến pháp, luật pháp liên bang đặc biệt quy định đại cử tri phải bỏ phiếu như thế nào. Một số bang thì quy định đại cử tri phải bỏ phiếu theo kết quả phiếu phổ thông, một số nơi khác thì gắn phiếu đại cử tri với đảng ủng hộ theo một cách không chính thức.
Theo điều luật của một số bang, đại cử tri “phản bội” bỏ phiếu chống lại kêt quả phổ thông có thể bị phạt hoặc từ chức. Không đại cử tri nào bị kiện vì đã làm việc này, nhưng hầu hết đại cử tri đều là những người được bang đó bầu ra và đặc biệt trung thành với bang của mình. Tòa án Tối cao Mỹ cũng không quy định hình phạt đưa ra là như thế nào.
Ai là người kiểm phiếu đại cử tri?
Vào ngày 6/1, lúc 1 giờ, các thành viên Thượng viện và Hạ viện sẽ họp mặt tại tòa nhà Thượng viện Mỹ để kiểm phiếu đại cử tri. Phó Tổng thống Joseph R. Biden Jr. sẽ là người điều hành đợt kiểm phiếu tại mỗi bang và tuyên bố kết quả mỗi bang theo thứ tự bảng chữ cái.
Sau đó ông Biden sẽ tuyên bố ứng viên chính thức trở thành Tổng thống Mỹ là người chiến thắng đại đa số phiếu đại cử tri – ít nhất là 270 phiếu.
Luật pháp Mỹ không quy định đại cử tri không được “phản bội”, tuy nhiên họ sẽ phải đối mặt với những câu hỏi đến từ giới làm luật và phải nhận được sự đồng ý của cả Thượng viện và Hạ viện. Tuy nhiên, chưa bao giờ Lưỡng viện Mỹ giữ lại một phiếu “phản bội” với phiếu phổ thông.
Cuối cùng, sau khi tất cả các thủ tục được thông qua. Người thắng cuộc sẽ tuyên thệ vào ngày 20/1 và chính thức trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.