MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơ hội nào cho FWD trong thương vụ bancassurance lớn nhất Việt Nam?

08-08-2019 - 17:30 PM | Tài chính - ngân hàng

Cuối tháng 7/2019, thị trường bảo hiểm gần như bị rung chuyển bởi thông tin 2 tập đoàn bảo hiểm đang cạnh tranh giành quyền phân phối bảo hiểm qua mạng lưới Vietcombank với trị giá ban đầu lên đến 400 triệu USD (theo nguồn tin Bloomberg).

Được biết, một trong 2 tập đoàn được gọi tên đó là FWD và cái tên này ngay lập tức đặt ra một dấu chấm hỏi lớn về quy mô và tiềm lực của tập đoàn bảo hiểm này.

Bancassurance ngày càng "hot"

Có nhiều lý do để bancassurance tại Việt Nam những năm gần đây được các công ty bảo hiểm cũng như ngân hàng đầu tư phát triển. Mức thu nhập của người dân tăng lên, trình độ nhận thức và hiểu biết về bảo hiểm được nâng cao khiến nhiều người Việt không chỉ quan tâm đến vấn đề tích lũy, tiết kiệm thông thường mà còn mong muốn bảo vệ sức khỏe, tài chính trước những rủi ro trong cuộc sống. Đây chính là thời điểm chính mùi để các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp cận và giới thiệu các dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng.

Khi phát triển bancassuarance, các công ty bảo hiểm sẽ có cơ hội tiếp cận thêm nguồn khách hàng mới đầy tiềm năng từ các ngân hàng đối tác. Chưa kể, doanh nghiệp bảo hiểm còn tận dụng được nguồn lực, cơ sở vật chất sẵn có từ phía ngân hàng. Về phía các ngân hàng, hoa hồng từ bán sản phẩm bảo hiểm ước tính sẽ là một trong những nguồn thu quan trọng. Ngoài ra, việc phân phối dịch vụ bảo hiểm giúp ngân hàng có thêm nhiều sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các nhu cầu tài chính của khách hàng. Các chi nhánh ngân hàng sẽ trở thành nơi cung cấp hầu hết các giải pháp tài chính, đầu tư, giải pháp bảo vệ cho người dân.

Cơ hội nào cho FWD trong thương vụ bancassurance lớn nhất Việt Nam? - Ảnh 1.

Các chuyên gia nhận định xu hướng phát triển bancassurance sẽ ngày càng nóng hơn và thu hút nhiều khoản đầu tư lớn. Thêm nữa, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc triển khai bancassurance cần phải được thiết lập dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại và những doanh nghiệp mạnh về công nghệ sẽ có ưu thế trong việc triển khai thành công kênh phân phối này.

FWD dựa vào đâu để tiến sâu vào thượng vụ bancassurance lớn nhất Việt Nam?

Nếu là một tập đoàn bảo hiểm hàng trăm năm, dày dặn kinh nghiệm tham gia thương vụ có giá trị hơn 400 triệu đô này thì không có gì phải bàn nhưng theo Bloomberg đưa tin, một trong 2 ứng cử viên còn lại "chạy đua" trở thành đối tác của Vietcombank lại là tập đoàn bảo hiểm FWD với 6 năm hoạt động tại Châu Á.

FWD được nhiều người Việt Nam biết đến khi mua lại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Great Eastern Việt Nam vào 3 năm trước. Tập đoàn này sau khi vào Việt Nam đã nhanh chóng ký kết với 2 ngân hàng trong nước là An Bình và Nam Á Bank nhằm triển khai mô hình bancassurace. Trong thời gian hoạt động ở Việt Nam, Tập đoàn FWD đã tạo được rất nhiều đột phá trong thị trường bảo hiểm như tiên phong giới thiệu danh mục loại trừ tinh giản nhất thị trường và là công ty đầu tiên số hóa 100% quá trình trải nghiệm của khách hàng khi tham gia bảo hiểm.

Đó là những gì mọi người biết về FWD trước khi thông tin tập đoàn này đi đến vòng chung kết của thương vụ bancassuarance đình đám năm 2019. Nếu xét trên phạm vi toàn châu Á, tập đoàn FWD đang có tốc độ phát triển vũ bão và qua nhiều thương vụ hợp tác và mua lại quy mô lớn đã thực hiện thành công thời gian gần đây, Tập đoàn bảo hiểm này đang chứng minh sức mạnh tài chính vượt trội của mình.

Tháng 7/2019, FWD đã vượt qua các đối thủ tên tuổi để đạt được thỏa thuận hợp tác phân phối bảo hiểm dài hạn với Ngân hàng Thương mại Siam (Thái Lan) với tổng số tiền theo thỏa thuận 92,7 tỷ Baht cùng các khoản thanh toán bổ sung thường lệ trong thời gian 2 bên hợp tác. Đây là thương vụ chuyển nhượng lớn nhất về tổng giá trị trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ từ trước đến nay ở khu vực Đông Nam Á. Cuối tháng 6, FWD cũng đã thông báo việc mua lại doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ MetLife Hồng Kông, tăng cường sự hiện diện của công ty tại thị trường tiềm năng này. Trước đó, tập đoàn FWD cũng đã trở thành đối tác chiến lược của nhiều ngân hàng lớn tại Châu Á như tại Philippines là Security Bank Corporation, tại Malaysia là HSBC và tại Indonesia là Commonwealth of Australia.

FWD là Tập đoàn bảo hiểm có trụ sở tại Singapore, trực thuộc Tập đoàn đầu tư Pacific Century của tỉ phú Richard Li - con trai út của tỉ phú Hồng Kông Lý Gia Thành. FWD thành lập năm 2013, thông qua mua lại doanh nghiệp bảo hiểm ING tại Hồng Kông, Ma Cao và Thái Lan. Sau đó, bằng việc chi hơn 6 tỉ USD đầu tư mua bán sáp nhập doanh nghiệp, FWD đã nhanh chóng mở rộng và thâm nhập thêm các thị trường mới như Indonesia, Philippines, Singapore, Việt Nam, Nhật, Malaysia. Từ đây, FWD trở thành Tập đoàn bảo hiểm có mặt rộng khắp tại 9 nước châu Á với tổng tài sản hơn 30 tỉ USD với 5 triệu khách hàng và 4.600 nhân viên.

Sắp tới, FWD dự tính mở rộng kinh doanh sang thị trường Trung Quốc và trở thành tập đoàn bảo hiểm có mạng lưới rộng khắp châu Á - Thái Bình Dương. Theo thông tin từ Reuters, tập đoàn này đang có kế hoạch sẽ IPO tại Singapore.

Cơ hội nào cho FWD trong thương vụ bancassurance lớn nhất Việt Nam? - Ảnh 2.

Trong khi đó, sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên, hơn 500 Chi nhánh, Phòng Giao dịch, Văn phòng đại diện. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn 2.407 máy ATM và trên 43.000 đơn vị chấp nhận Thẻ trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.726 ngân hàng đại lý tại 158 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Thương vụ bancassurance với Vietcombank đang nóng lên từng ngày không chỉ vì quy mô và giá trị của thương vụ mà còn vì sức ảnh hưởng của nó đối với thị trường bảo hiểm ngân hàng Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Từ Khóa:
Trở lên trên