MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơ hội phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ: Tìm vốn hỗ trợ ngân hàng

19-04-2016 - 10:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Là động cơ phát triển nền kinh tế quốc gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) không chỉ đóng góp đáng kể vào GDP mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tuy nhiên, bài toán khó giải của khối SME vẫn là làm sao tiếp cận vốn ngân hàng để mở rộng các hoạt động sản xuất kinh doanh. Gần đây, một số tín hiệu khởi sắc từ phía ngân hàng cho thấy, đã đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể “quẳng gánh lo âu” để tập trung sản xuất và phát triển.

600.000 doanh nghiệp cần đầu tư phát triển

Tính đến hết 2015 cả nước có 600.000 doanh nghiệp SME, chiếm 95% doanh nghiệp đăng ký hoạt động, đóng góp 50% GDP, 33% thu ngân sách và 49% vào việc tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế. SME còn tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động mỗi năm.

Thế nhưng, có một nghịch lý là dù đông, nhưng năng lực tài chính của doanh nghiệp còn chưa mạnh. Ông Cao Sỹ Kiêm – cựu Chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (VINASME) nhận xét, các doanh nghiệp SME tuy đông về số lượng nhưng vẫn rất yếu kém về năng lực tài chính, vốn nhỏ dẫn đến phạm vi hoạt động hẹp. Trong nhiều năm tới, khối SME vẫn là động cơ phát triển nền kinh tế Việt Nam nên đòi hỏi chính sách hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này mạnh hơn nữa.

Chính bản thân các doanh nghiệp SME cũng hiểu rằng, muốn giải quyết những vấn đề nội tại, như nâng cao trình độ quản lý, đầu tư khoa học công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và tận dụng những cơ hội đến từ những hiệp định thương mại, điều quan trọng nhất vẫn là vốn.

SME tìm chỗ dựa tin cậy để tự tin kinh doanh

Thời gian qua, cả chính phủ lẫn các ngân hàng đã có những động thái hỗ trợ doanh nghiệp SME về tài chính, mặt bằng sản xuất, đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật, xúc tiến mở rộng thị trường. Ông Nguyễn Hoàng Minh – Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM nhận xét, các ngân hàng hiện đang tập trung vốn cho doanh nghiệp vay với tư thế chủ động tìm hiểu và đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp hơn.

Với những chương trình cấp vốn vay ưu đãi, ngân hàng trở thành chỗ dựa vững chắc cho doanh nghiệp

Trong năm 2016, các ngân hàng sẽ dành 250.000 tỉ đồng cho các doanh nghiệp vay, tăng 110.000 tỉ đồng so với năm ngoái. Trong tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng hiện nay có đến 90% dành cho doanh nghiệp SME; còn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, khối lượng doanh nghiệp SME chiếm 70% với tỷ lệ 60% dư nợ.

Thật vậy, hiện nay nhiều ngân hàng đã tích cực triển khai các chương trình thúc đẩy nguồn vốn phục vụ nền kinh tế như chương trình kích cầu, phối hợp với với các cơ quan ban ngành như hiệp hội, Sở Công Thương.

Nổi bật trong những ngân hàng chú trọng cấp vốn ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phải kể đến Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Đầu năm nay, ACB đã triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi, bao gồm “Đồng hành cùng doanh nghiệp SME” và “Hỗ trợ vốn đầu tư kinh doanh khách hàng doanh nghiệp” dành cho doanh nghiệp SME trên toàn quốc, với quy mô chương trình lên đến 10.000 tỷ đồng.

Khi tham gia chương trình, doanh nghiệp có thể tiết giảm chi phí lãi vay đến 30% so với lãi suất vay VND thông thường. Đặc biệt, khách hàng có nhu cầu vay trung dài hạn có thể cố định lãi suất vay lên tới 12 tháng, qua đó giúp doanh nghiệp yên tâm hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, ACB cũng đã triển khai “Bó sản phẩm dành cho SME” trong tháng 03/2016, với sản phẩm mới này sẽ đem lại nhiều lợi ích ưu việt cho khách hàng khi sử dụng càng nhiều sản phẩm dịch vụ tại ACB thì khách hàng sẽ càng được hưởng nhiều ưu đãi về lãi suất cho vay, phí dịch vụ.

Không những cung cấp nguồn tài chính để doanh nghiệp tập trung ổn định kinh doanh, ACB còn nỗ lực trở thành người bạn đồng hành của doanh nghiệp bằng nhiều dịch vụ hỗ trợ gia tăng đi kèm.

Phối hợp cùng Tổng cục thuế, ACB triển khai dịch vụ thanh toán thuế trên ngân hàng trực tuyến với tên gọi O-Tax, giúp doanh nghiệp nộp thuế tiện lợi và nhanh chóng hơn. Thông qua công cụ này, doanh nghiệp truy cập vào ACB Online (online.acb.com.vn) bằng các phương tiện đa dạng Smatphone, Tablet… truy vấn thông tin nộp thuế và thực hiện ký lệnh giao dịch online mà không bắt buộc phải có chữ ký số (CA) và hoàn toàn an tâm khi giao dịch nộp thuế ghi nhận ngay trong ngày ký lệnh thành công qua ngân hàng trực tuyến ACB Online.

Có thể thấy, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, ngân hàng đã phát huy vai trò cung cấp vốn cho nền kinh tế, là cầu nối doanh nghiệp với thị trường, giúp doanh nghiệp giảm băn khoăn để tập trung phát triển.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên