Cơ hội tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp từ thanh toán điện tử
Nông nghiệp, du lịch và ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được kỳ vọng tăng trưởng doanh thu từ việc thanh toán điện tử ngày càng phổ biến, dễ dàng.
- 08-04-2023Đại học Cộng hòa Czech kêu gọi gỡ bỏ TikTok
- 08-04-2023Tỉnh đang xây dựng sân bay lớn nhất Việt Nam hơn 100.000 tỷ dồng sẽ ra sao sau 100 năm nữa theo tưởng tượng của ChatGPT và AI?
- 08-04-2023Meta sẽ dùng AI để tạo ra quảng cáo từ mô tả của người dùng
Thanh toán điện tử đang ngày càng tăng trưởng và được ưa chuộng bởi người tiêu dùng. Các nền tảng trực tuyến, cổng thanh toán đa dịch vụ và tiện ích, đã trở nên phổ biến với nhóm người tiêu dùng quen thuộc các phương thức thanh toán, chi tiêu bảo mật.
Theo nghiên cứu của Visa về thái độ thanh toán của người tiêu dùng năm 2022 , hơn 70% người tiêu dùng Việt Nam đón nhận hình thức Ngân hàng mở (Open Banking), nhất là các nhà cung cấp dịch vụ phi ngân hàng và fintech, khi cho phép người dùng mở tài khoản liên kết với ngân hàng.
Đặc biệt, gần đây với sự phát triển không ngừng của fintech đã mang đến tiềm năng tăng trưởng lớn cho không chỉ đối với thanh toán B2C, mà cho cả thanh toán B2B trong nhiều lĩnh vực, giúp doanh nghiệp tìm kiếm và đón nhận cơ hội từ các thị trường mới.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy, ứng dụng fintech trong B2B đang tạo ra doanh thu và tiềm năng tăng trưởng mới cho các công ty không phân biệt quy mô. Theo nghiên cứu của McKinsey, việc kinh doanh bị gián đoạn do đại dịch đang đẩy nhanh quá trình số hóa tại các doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy thương mại điện tử B2B. Xu hướng này sẽ còn tiếp diễn khi các đơn vị mua hàng B2B dần quen thuộc hơn với các kênh và dịch vụ số.
Bà Đặng Tuyết Dung - Giám đốc Visa Việt Nam và Lào - cho biết: Thị trường số B2B đang trên đà bùng nổ và được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực. Đây là thời điểm hoàn hảo để các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước nhập cuộc vào đà tăng trưởng sẽ tiếp diễn này.
“Tại Việt Nam, nông nghiệp, du lịch B2B và ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được kỳ vọng hưởng nhiều lợi ích từ việc tăng cường khả năng tiếp cận chuỗi cung ứng, các tùy chọn và khả năng thanh toán dễ dàng và tiềm năng tăng trưởng doanh thu”- bà Dung cho biết thêm.
Tuy nhiên theo bà Dung, cách vận hành của mô hình B2B rất khác B2C, khi người mua hàng và nhà cung cấp thường có mối quan hệ lâu dài. Khả năng tương tác là chìa khóa để rút ngắn khoảng cách, cho phép người tiêu dùng và người bán từ các thị trường và phương thức thanh toán khác nhau, kinh doanh liền mạch trên khắp thế giới. Vì thế, các tổ chức tài chính nên tận dụng cơ hội này để hỗ trợ phát hành cho các đối tác tin cậy. Cụ thể là các đơn vị phát hành có thể phát triển mối quan hệ đối tác đang có thành kênh chấp nhận thanh toán, để thông qua đó phát hành các thẻ đồng thương hiệu, nhằm hỗ trợ cải thiện năng lực thanh toán B2B và mở rộng tệp khách hàng.
Công Thương