Có hơn 2,6 tỷ đồng ở tuổi 70, không cho con cái một xu: Đây là quyết định đời tỉnh táo nhất đời tôi!
Nhận được 800.000 NDT (khoảng 2,6 tỷ đồng) tiền đền bù, người đàn ông Trung Quốc nhất quyết không cho con cái đồng nào.
- 27-09-2022Nhan sắc và cuộc sống tự do tự tại của Nữ vương "Tây Du Ký" ở tuổi 70
- 10-09-2022Câu chuyện khởi nghiệp ở tuổi 60 của ông chủ ''Thập Tam Hương'': Lãi chỉ 300 đồng/sản phẩm nhưng thu về tiền tỷ mỗi năm, trở thành tỷ phú ở tuổi 70
- 13-08-2022Cậu chuyện phía sau "ly đá me ngon nhất Sài Gòn" của hai ông bà mưu sinh ở ngoài tuổi 70
Bài viết dưới đây là câu chuyện của ông Trương, 70 tuổi được đăng tải trên nền tảng Toutiao đang gây chú ý trong thời gian gần đây.
Ông Trương, 70 tuổi, cho biết hơn một tháng trước đã nhận được 800.000 NDT (khoảng 2,6 tỷ đồng) tiền đền bù. Thấy ông có tiền, các con trai và con gái nói rằng, hy vọng ông sẽ chia đều số tiền đó cho họ để giảm bớt áp lực cuộc sống.
Mặc dù con cái muốn nhưng ông Trương vẫn nhất quyết không cho các con xu nào. Hành động của ông khiến con cái cảm thấy khó hiểu, họ nói ông ích kỷ vì có nhiều tiền mà không cho họ.
Dù bị các con phàn nàn nhưng ông Trương không cho rằng việc không đưa tiền cho con là hành động ích kỷ. Ngược lại, ông cho rằng những việc mình làm không những không ích kỷ mà còn là quyết định tỉnh táo nhất cuộc đời ông.
Ông Trương kể lại:
Tôi năm nay 70 tuổi, vợ tôi 68 tuổi. Tôi và vợ đã sống với nhau hàng mấy chục năm và mối quan hệ của chúng tôi luôn rất tốt. Khi tôi lấy vợ, nhà tôi nghèo, tôi không cho bà ấy được gì, chỉ có một tờ giấy đăng ký kết hôn rồi sống với nhau đến giờ.
Sau khi kết hôn, chúng tôi đã làm việc chăm chỉ trong nhiều thập kỷ và cuối cùng cuộc sống của chúng tôi cũng được cải thiện. Chúng tôi cũng có 2 đứa con, một trai và một gái. Khi các con của tôi lập gia đình, chúng tôi đã dốc sạch túi tiền của mình để lo cho các con, vì lý do này, chúng tôi đã mắc nhiều khoản nợ.
Để trả nợ càng sớm càng tốt, chúng tôi đã sống không hề nhàn rỗi sau khi nghỉ hưu. Vợ chồng tôi nấu rau hầm ở nhà hàng ngày và bán chúng ở cổng khu phố. Công việc làm rau hầm tuy vất vả nhưng chỉ cần có thể kiếm được nhiều tiền, chúng tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ và không biết mệt mỏi.
Chúng tôi đã dùng số tiền bán rau để trả hết nợ nần. Ban đầu chúng tôi dự định sẽ làm việc chăm chỉ thêm vài năm nữa và tiết kiệm một số tiền lương hưu. Lương hưu của vợ chồng tôi không cao, cộng lại lương hưu của hai chúng tôi chưa đến 4.000NDT(khoảng 13 triệu đồng). Nếu không tiết kiệm một số tiền, phòng khi có chuyện khó khăn xảy ra, không có tiền cũng không được.
Tuy nhiên, một lần đẩy xe đi bán rau, vợ tôi bị ngã. Sau khi vào viện kiểm tra, bác sĩ cho biết vợ tôi bị gãy xương hông và cần phải phẫu thuật ngay. Sau ca mổ, vợ tôi hồi phục không tốt lắm, không những không làm được việc nặng mà đi lại hàng ngày cũng khó khăn. Không có sự giúp đỡ của vợ, một mình tôi không thể bán rau hầm, từ đó phải bất đắc dĩ phải bỏ nghề.
Không có thu nhập từ việc bán rau hầm, chúng tôi chỉ có thể sống bằng lương hưu. Mặc dù chúng tôi sống rất tiết kiệm nhưng vẫn không có khoản tiền tiết kiệm nào. Hai vợ chồng tôi mắc nhiều bệnh mãn tính, tiền chữa bệnh mỗi tháng cũng tốn nhiều, còn lại chỉ đủ tiền ăn uống sinh hoạt, không có đồng nào để dành.
Dù chúng tôi đã già và con cái đã lớn nhưng chúng tôi vẫn không thể trông cậy vào chúng. Con trai và con gái chúng tôi là những người lao động phổ thông, thu nhập chỉ đủ lo cái ăn cái mặc, không có dư dả gì để chu cấp cho chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi không thể tìm ra cách nào để cải thiện cuộc sống của mình ngoại trừ việc tự mình giúp mình.
Cách đây hơn một tháng, tôi nhận được tin ngôi nhà của chúng tôi sắp bị dỡ bỏ do việc tái định cư. Chúng tôi có hai lựa chọn, một là nhận 800.000NDT (khoảng 2,6 tỷ đồng) tiền quỹ phá dỡ rồi chuyển đến nơi khác, hai là ở lại, xây nhà mới và bù thêm hơn 100.000NDT (khoảng 328 triệu đồng). Chúng tôi không có tiền bù thêm nên quyết định nhận 800.000NDT (khoảng 2,6 tỷ đồng). Chúng tôi có tiền nhưng không có nhà nữa nên đành phải thuê nhà để sống.
Cũng may, tiền thuê nhà ở đây không đắt, mỗi tháng chúng tôi chỉ cần 700-800 tệ (khoảng 2,3 triệu đồng - 2,6 triệu đồng) có thể thuê được một căn nhà tốt. Tôi đã làm một phép toán, và 800.000NDT (khoảng 2,6 tỷ đồng) đủ cho chúng tôi trả tiền thuê nhà, sống an nhàn suốt tuổi già.
Sau khi các con biết rằng chúng tôi đã nhận được 800.000NDT (khoảng 2,6 tỷ đồng), chúng lần lượt xin tiền chúng tôi. Chúng rằng cuộc sống của chúng không hề dễ dàng, nếu chúng tôi chia đều 800.000NDT (khoảng 2,6 tỷ đồng) cho chúng, chúng sẽ có khoản tiền gửi và cuộc sống sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Dù những lý do con trai và con gái xin tiền tôi có vẻ rất hay, nhưng tôi vẫn từ chối không chút do dự. Tôi nói với các con tôi rằng tôi sẽ không đưa 800.000NDT(khoảng 2,6 tỷ đồng) cho bất kỳ ai. Số tiền này là tiền dưỡng già của vợ chồng tôi, giờ chúng tôi không có nhà ở, lại thêm một khoản chi phí thuê nhà, nếu tôi chia tiền cho các con tôi, mỗi lúc ốm đau, bệnh tật cần tiền thuốc thang, chữa bệnh thì phải làm sao?
Các con trai và con gái của tôi lần lượt bày tỏ ý kiến, nói rằng chỉ cần tôi cho chúng tiền, chúng sẽ lần lượt đưa chúng tôi về nhà và chăm sóc thật tốt và đối xử hết lòng. Vợ tôi ủng hộ việc đưa tiền cho các con. Bà ấy thuyết phục tôi để tôi chia tiền cho con cái và nói rằng khi chúng tôi già đi, sẽ có ngày không thể di chuyển, ai sẽ chăm sóc chúng ta?
Tôi nói với vợ rằng dù thế nào cũng không bằng có tiền trong tay. Chừng nào tôi còn sống, tiền sẽ không được chia. Thấy con buồn, vợ tôi vẫn một mực khuyên tôi nên chia tiền cho các con để chúng không phải lúc nào cũng lo lắng, ai nấy đều rất vui.
Tôi nói lớn: "Nếu chúng ta thực sự chia số tiền đó cho các con, lỡ sau này chúng ta ốm nặng cần tốn nhiều tiền chữa bệnh, bà có thể hỏi chúng xem có nguyện ý lấy ra nhiều tiền chữa bệnh cho chúng ta không?".
Nghe tôi nói, vợ tôi hướng ánh mắt dò xét về phía 2 đứa con. Khi bà ấy thấy rằng, trước câu nói đó, các con trai và con gái đều cúi đầu và không ai bày tỏ ý kiến của mình, cuối cùng bà ấy cũng hiểu được sự lo lắng của tôi. Kể từ đó, vợ tôi không bao giờ thuyết phục tôi chia tiền cho các con nữa.
Các con tôi luôn phàn nàn trước mặt tôi, nói rằng tôi ích kỷ, rằng tôi có rất nhiều tiền nhưng tôi không muốn cho họ đồng nào. Dù bị con cái phàn nàn nhưng tôi không hối hận chút nào về quyết định của mình. Bởi tôi biết, chỉ cần số tiền đó nằm trong tay các con tôi, tôi sẽ khó lấy lại được.
Tôi nghĩ người ta khi về già nhất định phải có đủ tiền trong tay mới có thể bình tĩnh đối phó với giông bão tuổi già, “đèn đã cạn dầu”. Theo tôi, người già sống “ích kỷ” không có gì sai. Chúng ta đã vất vả gần hết cuộc đời, nếu không đối xử tốt hơn với bản thân ở tuổi xế chiều là quá có lỗi với mình. Về già, đừng nên giao tiền cho con cái quá sớm. Chỉ bằng cách bỏ tiền vào túi của mình, những người già như chúng tôi mới có thể tự tin sống trong những năm cuối đời.
Theo: Toutiao
Phụ nữ số