Có một loại bánh kem thơm ngon đến mức khiến vua Thuỵ Điển… qua đời vì ăn nó, người dân thì vẫn rất yêu thích sau đó
Loại bánh này có gì mà “ghê gớm” tới vậy?
- 21-01-2021Chàng trai 33 tuổi không thuốc lá, rượu bia nhưng mắc ung thư gan giai đoạn cuối chỉ vì quá... tiết kiệm
- 21-01-2021Triệu phú 67 tuổi hối tiếc vì đã không sớm dạy con kiến thức tài chính: Giàu sang chưa chắc đã thích bằng việc hiểu rõ những điều này
- 21-01-2021Một loại quả mọc dại ở Việt Nam nhưng sang nước ngoài lại trở thành hàng quý, được bày bán rất xịn trong siêu thị
Trên đời, đồ ăn ngon là thứ dễ khiến con người ta hạnh phúc nhất, mấy ai chê ăn ngon bao giờ. Nhưng ngon đến mức… qua đời thì có lẽ chẳng ai dám nghĩ tới.
Đó là câu chuyện vừa éo le nhưng cũng vừa rất thực tế của loại bánh ngọt mang tên Selma - một món truyền thống của Thuỵ Điển. Selma đã khiến cho cuộc đời bình ổn của vua Adolf Fredrik (1710 - 1771) trong thế kỷ 18 trở nên “loé sáng” ở những giây phút cuối đời theo cách mà chẳng ai nghĩ tới: chết vì ăn.
Bánh Selma
Chân dung vua Adolf Fredrik (1710 - 1771)
Selma là loại bánh mì kem, theo truyền thống được làm từ bột hạnh nhân, lòng trắng trứng, kem sữa tươi và đường bột. Ví von thì Selma khá giống bánh su kem, bên ngoài mềm mịn, bên trong ngọt ngào, thơm mùi đường sữa. Ngày nay Selma về cơ bản vẫn được người Thuỵ Điển giữ công thức cũ, và được ưa chuộng rộng khắp.
Mối lương duyên của bánh Selma và vua Adolf Fredrik xảy ra trong một ngày Thứ ba trước tuần chay (Shrove Tuesday/Mardi gras), hiểu nôm na là ngày cuối cùng (được ăn thoải mái) trước khi bước vào mùa chay của đạo Cơ Đốc. Trong ngày hôm đó, vua Adolf Fredrik đã yêu cầu một bàn tiệc thịnh soạn với đủ sơn hào hải vị, nào là tôm hùm, cá tầm, cá trích muối, rượu sâm panh… và đặc biệt, ông đã gọi thêm 14 chiếc Selma kèm topping quế và nho khô.
Sau bữa tối, vua Adolf Fredrik. Ông đột ngột qua đời trong đêm đó vì chứng khó tiêu nặng.
Sự ra đi của vua Adolf Fredrik trở thành câu chuyện được lan truyền khắp thế giới. Và món Selma không hề bị “bớt yêu thích” ở Thuỵ Điển, ngược lại, người dân càng ưa chuộng hơn. Thậm chí, Selma sau đó còn được gọi với cái tên “fettisdagsbulle” - tạm hiểu là “bánh của ngày Thứ ba béo”.
Nguồn: Tổng hợp
Trí thức trẻ