Có một thứ thuốc độc tên là "Tâm lý nạn nhân": Có tới 77% người chìm đắm trong đó, bảo sao cuộc đời mãi dậm chân tại chỗ!
Thú vị ở chỗ dù là thuốc độc, nhưng đấy lại là thứ gây nghiện với người chìm đắm trong nó mỗi ngày, khó mà dứt bỏ ra được. Cứ thế, cuộc đời bạn âm thầm bị huỷ hoại mà không hề hay biết.
- 01-09-2020Để tuổi tác không "bào mòn" trí tuệ: Rèn luyện thường xuyên 5 thói quen này giúp bộ não luôn đạt trạng thái đỉnh cao
- 31-08-2020Nhiều người tự cho rằng cuộc sống càng áp lực thì càng có thể chứng minh bản thân? Kỳ thực, làm hài lòng bản thân chính là cách sống tốt nhất
- 31-08-2020Người chuyên nghiệp tạo ra gấp 3 lần sản phẩm so với người nghiệp dư: 4 thói quen sáng tạo giúp bạn tiết kiệm hàng nghìn giờ làm việc!
01
Tâm lý tôi là nạn nhân là kiểu nạn nhân là kẻ tìm mọi cách để đổ lỗi cho người khác về vấn đề của họ hoặc đổ lỗi cho hoàn cảnh bên ngoài. Điều này khiến họ cảm thấy bản thân tốt hơn trong ngắn hạn (vì chẳng cần phải chịu trách nhiệm nữa, đây có phải là đều tôi muốn đâu) nhưng nó dẫn đến một cuộc sống đầy bất lực, phẫn nộ và tuyệt vọng, không lối thoát.
Sự nghiện trong cái tâm lý này chính là sự dễ dàng nhận được “sự cảm thông” từ người khác, vì trong cái cuộc sống này, số đông người khác đều gặp những thứ không như họ mong muốn, chỉ số ít mới nhận được đặc quyền (nhưng chắc gì đặc quyền này không trả giá bởi thứ khác), và khi ta nghĩ ta là nạn nhân thì nó dễ, chẳng tốn “công sức” gì cả để nghĩ bản thân mình không thể đạt được thứ tốt đẹp gì trong cuộc sống này như có mối tình hạnh phúc, công việc tốt, thành công... Khiến ta luôn luôn lặp lại và nghiện nó mỗi khi cái thực tại hay thất bại nào đó đập vào mặt ta.
“Cuộc sống là 10% những gì xảy ra với bạn và 90% còn lại là cách bạn phản ứng với nó”
Sự thật phơi bày về tâm lý tôi là nạn nhân
Hầu hết bạn chẳng thể nào kiểm soát được những đều bên ngoài xảy ra với bạn, bạn không thể kiểm soát gene bạn có đẹp mã hay không, môi trường sống tốt thế nào, hay ba mẹ bạn có giàu có hay không, người yêu bạn có bỏ bạn hay không, sếp có yêu quý trọng dụng bạn hay không.
Dù bạn có cố gắng làm tốt đến mấy thì việc bạn không kiểm soát được vẫn đầy rẫy, vấn đề vẫn sẽ luôn xuất hiện dù bạn ở bất cứ giai đoạn hay ngưỡng nào của cuộc sống.
Thay vì tâm lí nạn nhân và đổ lỗi, cái bạn cần làm là Chấp nhận cái sự thật tồi tệ trước đã, và bắt đầu hành động và phản ứng từ đấy đi lên. Tập trung vào thứ bạn có thể kiểm soát được và bắt đầu chịu trách nhiệm 100% những thứ xảy ra xung quanh bạn.
Thứ bạn có thể kiểm soát được
Ví dụ: Ngoại hình. Không nhiều người sinh ra đã đẹp mã, nhưng ai cũng có thể trở lên đẹp hơn nếu chịu bỏ công sức vào, thay đổi cách ăn mặc, chú ý đến vệ sinh cơ thể, tóc tai, móng tay, răng miệng, mùi cơ thể, giọng nói, cách ăn nói, fitness,… Đó là những thứ bạn có thể "kiểm soát được" để trở nên đẹp hơn, vậy cái thứ bạn đổ thừa kia là để tránh làm những đều này và lười biếng?
Sinh ra ở một gia đình nghèo, không được học ở môi trường tốt, ghét học hành, nhưng bạn có thể kiểm soát việc tập trung làm tốt việc bạn có thể làm, networking, đọc sách về kinh doanh, thử bắt đầu một công việc kinh doanh, trau dồi kỹ năng liên quan nghề nghiệp,… cả tá thứ bạn có thể bắt đầu làm để cải thiện. Bạn chỉ dậm chân tại chỗ khi bạn không chịu làm gì cả, và bạn xứng đáng với những gì bạn đang có hiện tại đấy.
Chịu trách nhiệm 100% những thứ xảy ra xung quanh bạn
Dù là chúng ta không thể nào kiểm soát được mọi thứ xảy ra xung quanh mình, nhưng như thế thì sao, chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm mọi thứ chúng ta đang có. Bởi vì tất cả những sự kiện xảy ra với ta đều cho ta những mảng ta có thể kiểm soát được, đó là cách ta đánh giá vấn đề và cách chúng ta chọn để phản ứng với nó.
Dù có thích hay không, chúng ta vẫn luôn luôn có vai trò chủ động trong những thứ xảy ra với cuộc sống của mình. Ta luôn luôn tự giải thích ý nghĩa của mỗi khoảng khắc và mỗi sự kiện xảy ra xung quanh mình. Ta luôn tạo ra những giá trị riêng cho bản thân và giá trị của người khác dựa vào nó. Và chúng ta hành động dựa vào những cái giá trị mình tạo ra đấy.
Dù có nhận ra hay không, chúng ta luôn CHỌN CÁCH CHÚNG TA PHẢN ỨNG. Vì thế những trải nghiệm tiêu cực mình trải qua, chúng ta luôn có trách nhiệm trong ấy, chỉ là không ý thức được nó.
02
Tôi có một anh bạn làm trong một công ty nổi tiếng của Hàn Quốc, trong một lần làm việc cùng đối tác anh đã phát hiện sản phẩm cung cấp cho khách hàng có vấn đề, tuy không lớn nhưng việc sửa chữa sẽ ảnh hưởng đến thời hạn trong hợp đồng và uy tín của công ty. Thông thường, trong tình huống này các nhân viên khác đều lờ đi và khi xảy ra vấn đề sẽ đổi lỗi do quá trình khách hàng sử dụng sản phẩm. Thế nhưng, anh bạn tôi đã không làm thế mà ngược lại nhanh chóng nhận lỗi với khách hàng và báo cáo lên cấp trên. Chính hành động nhận lỗi kịp thời đã khiến anh được khách hàng tin tưởng, cấp trên khen ngợi và không lâu sau anh được thăng chức.
Là con người ai không mắc lỗi, nhưng điều quan trọng là bạn có dám nhận lỗi và sửa sai hay không. Nhận lỗi về mình sẽ không khiến mọi người chê bai, cười nhạo mà ngược lại nó còn khiến mọi người cảm thấy bạn là một người can đảm dám nhận sai, khiêm nhường và biết tôn trọng người khác.
Những người thành công luôn biết rằng mọi sai lầm đều có một phần lỗi của họ. Bởi vì bạn không đủ cẩn thận, không đủ quan tâm mới khiến nhân viên sai sót, bạn không đủ bản lĩnh, năng lực nên mới khiến toàn đội mắc sai lầm,…
Tiến sĩ tâm lý học lừng danh Menis Yousry, tác giả cuốn sách "Tìm lại chính mình" nói rằng: "Những người luôn đổ lỗi cho người khác là những người không bao giờ thành công, bởi bạn sẽ không thể biết được mình thất bại ở điểm gì để lần sau còn rút kinh nghiệm". Khi đổ lỗi cho người khác, luôn đặt bản thân vào vị trí nạn nhân, có nghĩa bạn cũng đang từ bỏ chính cơ hội để thay đổi bản thân mình trở nên tốt hơn.
Trí thức trẻ