Cô nàng độc thân chia sẻ chuyện “mua đứt” căn hộ thứ 2, bí quyết là gì?
Phi Linh sở hữu 2 căn nhà ở độ tuổi 32 mà không cần vay nợ, với châm ngôn “muốn chi tiêu nhiều hơn thì phải nỗ lực làm việc, tăng thu nhập”.
- 08-10-2022Vợ chồng người Việt - Canada quyết tâm xây ngôi nhà "Việt Nam nhất có thể", đảm bảo bởi 2 yếu tố này
- 08-10-2022Ngôi nhà cấp 4 ở Nhật có mặt tiền rất ấn tượng
- 06-10-2022Dư giả đến đâu cũng không nên cho 4 kiểu người này vay tiền kẻo ôm thiệt vào thân
- 03-10-2022Sở hữu cả BST Ferrari 50 triệu USD, triệu phú Mỹ vẫn bị Ferrari "cấm cửa" suốt 5 năm vì lý do không ngờ tới
- 03-10-20226 điều đại kỵ trong giao tiếp của người khôn khéo để không bao giờ gặp rắc rối
Phi Linh (sinh năm 1990) vừa mua đứt căn nhà thứ 2. Đây là căn góc 63m2 với 2 phòng ngủ ở Hà Nội. Được biết giá mua của căn hộ này hơn 3 tỷ với tổng chi phí nội thất khoảng 500 triệu đồng. Cô bạn đã "mua đứt" căn hộ này mà không cần đi vay.
"Từ khi ra trường đại học vào năm 2012 mình đã bắt đầu tích lũy tài chính để mua nhà. Sau 6 năm cố gắng, mình mua căn nhà đầu tiên là 1 căn studio nhỏ xinh vừa phải với giá hơn 1 tỷ đồng. Lúc đó, mình vay khoảng 20% giá trị căn hộ, bởi vì mình muốn dành một khoản tiền nhỏ để đầu tư sinh lời ngoài việc làm chính. Còn căn 2 mới mua gần đây, tài chính vững vàng hơn nên mình quyết định mua đứt. Bây giờ, căn đầu tiên mình đang cho thuê".
Phi Linh
Hiện nay, nhiều người cho rằng vay nợ mua những tài sản lớn như nhà là cách để có động lực kiếm tiền. Bên cạnh đó, đây cũng là hình thức giúp mọi người dễ dàng huy động nguồn vốn hơn. Tuy nhiên, Phi Linh lại quyết định "mua đứt" căn nhà mà không dùng đến vay hơn. Nói về lý do đưa ra lựa chọn này cô bạn chia sẻ rằng bản thân đã đủ tiền để mua căn nhà và vẫn còn tiền để đầu tư.
Phi Linh đi làm ngân hàng khá bận rộn, hàng ngày phải tiếp xúc với rất nhiều người, luôn mong muốn sở hữu 1 căn nhà nhỏ ấm cúng của riêng mình để mỗi khi về nhà đều cảm thấy bình yên, hạnh phúc và vui vẻ. Do vậy, cô bạn đã không ngần ngại đầu tư cho căn nhà của mình và không xem đó là 1 dạng tiêu sản.
"Bỏ tiền ra để mua 1 căn nhà giúp tinh thần tốt hơn, thấy yêu đời hạnh phúc hơn, mình cảm thấy rất xứng đáng. Chưa kể nhà đi thuê thường rất khó để sửa theo ý thích của mình. Có thể nếu không mua nhà, để tiền đầu tư sẽ ‘tiền đẻ ra tiền’. Song, trong trường hợp không thuận lợi cũng có thể mất hơn. Với mình, khi ở trong căn nhà của mình được trang trí theo sở thích, tâm trạng sẽ tốt hơn, làm việc cũng tốt hơn mà không quá áp lực về việc vay nợ hay đầu tư".
Phi Linh nhấn mạnh rằng nên cân bằng trong câu chuyện vay nợ. Khi không đủ tiền có thể vay trong khả năng cho phép, để dành 1 phần tiền để đầu tư. Khoản đầu tư này vừa đủ để nếu không sinh ra lợi nhuận hay có mất đi cũng không quá ảnh hưởng đến cuộc sống lẫn tài chính cá nhân.
Góc phòng khách ấm cúng trong căn nhà thứ 2
Cô bạn lựa chọn căn hộ là bởi vì chi phí hợp lý với túi tiền. Với mức hơn 3 tỷ, chung cư là lựa chọn có thể đảm bảo những tiêu chí như có vị trí tốt, thoáng hơn, tiện nghi đầy đủ. "Thật ra, nhiều người cho rằng chung cư thường bị mất giá sau một thời gian. Tuy nhiên, hiện nay căn nhà của mình chắc lên thêm 500 triệu bởi vì có một số môi giới thường xuyên gọi bán, mình cũng nắm được giá thị trường".
Ngoài ra, có thể thấy Phi Linh khá quan tâm đến câu chuyện trang trí nhà cửa. Với cô bạn, thuê thiết kế rất quan trọng. Nhà to hay nhỏ không quan trọng bằng cách bố trí thiết kế không gian phù hợp.
"Mình lên mạng tham khảo các mẫu nhà đẹp, sau đó đưa những thiết kế mình thích cho đơn vị thiết kế xem. Họ sẽ chỉnh sửa lại theo ý mình và tư vấn như thế nào cho phù hợp nhất, cân bằng giữa tính công năng và thẩm mỹ. Mình cũng đầu tư nhiều cho nội thất như sofa, tivi, tủ lạnh hay nệm ngủ".
Những góc xinh xắn khác trong căn nhà
Để sở hữu 2 căn nhà với độ tuổi còn trẻ như vậy không hề dễ, thường sẽ phải có kế hoạch tài chính rất chặt chẽ. Nhưng Phi Linh tự nhận rằng bản thân không đặt tiết kiệm lên trên tất cả, vẫn chi tiêu khá thoải mái thậm chí hàng năm đi du lịch 5-7 lần. Theo Phi Linh, cơ chế hoạt động của cô bạn là cần tái tạo năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng, mới có động lực để nỗ lực tăng thu nhập hơn.
"Có lẽ do sống độc thân, không bị áp lực như lập gia đình hay con cái, gần như chỉ chi tiêu cho gia đình nên với nguồn thu nhập của mình, cuộc sống cũng thoải mái hơn. Tuy nhiên, khi lập ngân sách hàng tháng, mình vẫn sẽ bắt đầu lên kế hoạch chi tiêu sau khi đã dành ra một khoản tiết kiệm. Châm ngôn của mình là muốn chi tiêu nhiều hơn, cần phải cố gắng tăng thu nhập, nỗ lực làm việc".
Phòng ngủ rộng rãi
Đối với những người chuẩn bị mua nhà, Phi Linh cho rằng cần phải có mục tiêu rõ ràng đặc biệt trong yếu tố thời gian và ngân sách. Trong trường hợp vay nợ, cần đặt mục tiêu vay bao nhiêu, hàng tháng có khả năng trả tối đa bao nhiêu cả gốc lẫn lãi. Không vay quá khả năng dẫn đến việc mỗi tháng phải chi tiêu quá tiết kiệm, áp lực trả nợ mỗi ngày.
"Điều quan trọng vẫn là bạn có mục tiêu và làm việc chăm chỉ để đạt được điều đó. Trong chi tiêu, chỉ nên mua những thứ mình cần chứ đừng sắm những món đồ bản thân muốn".
Ảnh: NVCC
Trí Thức Trẻ