MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng?

22-02-2021 - 10:43 AM | Sống

Tết đã hết, nhưng xuân nào đã cạn ngày. Mấy bông hoa lê trắng muốt, thơm hương núi rừng điểm xuyết nở trên những nhánh cành khẳng khiu, nhiều năm nay đã trở thành thú chơi mới của người Hà Nội.

Chơi hoa níu chút xuân qua - niềm vui nhỏ của nhiều người Hà Nội

Người ta đồn rằng, Hà Nội chẳng phải có 4 mùa xuân - hạ - thu - đông, mà có tận 12 mùa: Ấy là 12 mùa hoa. Bởi tháng nào trong năm, Hà Nội cũng có một (vài) loài hoa nở rộ, được người ta đủng đỉnh sắm về chơi. 12, con số ấy có thể xê xích nhiều hơn hoặc ít hơn, vì trong mấy tháng đầu xuân, đếm sơ sơ cũng có dăm bảy loài hoa đặc trưng được chuộng. Tuy không phải hoa nào cũng có thể đem về nhà bày biện, nhưng cái sự yêu hoa, cái thú chơi mùa nào thức nấy của người Hà Nội là có thật.

Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 1.
Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 2.
Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 3.

Có một vài bình hoa trong nhà, mùa nào thức nấy là một việc dễ dàng, thậm chí gây cả một vườn hoa cũng không phải là chuyện khó với nhiều người; nhưng đủ thời giờ mà săn sóc đến hoa mới là việc khó. Giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng, nhưng người chơi đem tình cảm, tâm hồn, sự tinh tế ra mà đối đãi, mà chăm chút cho hoa, nhìn vào là thấy. Chứ còn “phó mặc chúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết đến, chúng tàn lá cũng không hay” (chữ của Nguyễn Tuân), đó đâu phải là chơi.

Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 4.
Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 5.
Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 6.
Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 7.

Nếu như trong Tết, người chơi hoa đổ tâm sức tỉa những củ thủy tiên, tìm một nhành đào ưng ý để bày biện, thì sau Tết, khi hoa đào tàn úa, thủy tiên đã kém xinh, những loài hoa khác “điềm tĩnh” hơn sẽ được ưa chuộng. Có khi đó là đào nở muộn, cũng có khi là hoa lan. Nếu trời không nồm, nếu được chăm sóc tự nhiên, những giò lan sẽ nở vào sau Tết, quãng Rằm tháng Giêng.

Khác với đào, mai là hoa báo xuân, lan được xem là dòng hoa nghinh xuân (đón xuân). Đó cũng là hoa cầu kỳ, tốn nhiều công sức chăm chút nhất, bởi thế các cụ xưa mới có câu: “Vua chơi lan, quan chơi trà”. Mà không chỉ chăm cho nở vào Rằm tháng Giêng, người Hà Nội xưa chơi lan còn tao nhã, thậm chí nhiêu khê như có lần, nhà văn tài hoa Nguyễn Tuân đã viết trong “Hương cuội”.

Ấy là, Tết Nguyên Tiêu, khi lan chớm nở cũng là khi những mầm lúa non được đem ra nấu thành mạch nha, để cho nguội, dẻo quánh rồi đem tẩm xung quanh đá cuội trắng nhẵn nhụi, làm thành những viên kẹo. Đá cuội tẩm với mạch nha sẽ được để trong đĩa, rồi lấy lồng bàn úp cả giò hoa lan lẫn đĩa kẹo mà ướp hương lan, sau lấy kẹo đó làm thức nhắm, vừa uống rượu vừa ngắm lan, chuyện trò đàm đạo.

Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 8.

Những bữa tiệc thạch lan hương như thế có lẽ đã mất hút trong thời hiện đại, và thú chơi lan đón Tết Nguyên Tiêu cũng phần nào mai một. Nhưng người yêu hoa ở Hà Nội có lẽ cũng chẳng buồn lâu, vì đã có hoa lê thế chỗ.

Khoảng 5 - 7 năm nay, nhiều người Hà Nội đã chuyển sang chơi hoa lê cho dịp Rằm tháng Giêng. Cùng với đào nở muộn, hoa lê miền sơn cước Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai... theo chân lái buôn về chợ Quảng Bá, đường Lạc Long Quân, Âu Cơ đợi người yêu hoa đón rước về nhà.

Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 9.
Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 10.
Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 11.

Hoa lê trắng muốt, hương thơm dễ chịu rất đẹp, nhưng thực ra không hẳn là một thứ hoa vốn dùng để chơi như đào hay lan, mà được khai thác từ cây ăn quả, chính là quả mắc cọp vỏ nâu ta vẫn thường thấy bán rộ vào cuối hè, đầu thu.

Tháng hai, tháng ba dương lịch là thời điểm hoa mận, hoa lê miền núi nở trắng trời. Trên những thân cây già cỗi, vỏ mốc xanh, sần sùi, từng chùm hoa trắng muốt điểm xuyết mọc ra khiến nó có vẻ đẹp “hoang dại”, đặc biệt hơn hẳn những loài hoa đã quen mắt với dân thành phố. Với nhiều người, từ vài trăm cho đến cả chục triệu đồng bỏ ra để chơi hoa lạ cũng là cách du xuân tại chỗ, cũng là xứng đáng.

Hoa lê - loài hoa sơn cước mang vẻ đẹp “hoang dại” của rừng về phố

Theo những người kinh doanh hoa lê, những cành đẹp nhất, được mê mẩn nhất là thân càng xù xì, rêu mốc và có cả quả non, lộc non, hoa và nụ trên cùng một cành. Thường thì những gia đình tương đối có điều kiện, có nhà rộng một chút mới chơi được những cành này. Còn lại, những nhánh nhỏ xinh tỉa tót từ cành ra, cành non, mảnh và trơn nhẵn sẽ phù hợp với người mê hoa mà không có nhiều không gian.

Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 12.
Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 13.
Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 14.

Vẻ đẹp hoang dã, tự nhiên của núi rừng của những bông trắng muốt phớt hồng như đối nghịch với những nhánh cành trụi lá, trông xa như những que củi khô đã tạo nên nét duyên ngầm có phần bí ẩn của loài hoa này. Một cành hoa lê có thể chơi được 1 - 2 tháng mà vẫn rất bền hoa. Đầu xuân, có cành lê trong nhà, phần nào cũng khiến người ta được an ủi đôi chân thèm đi xa.

Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 15.

Những người bán hàng cũng quảng cáo rằng, hoa lê được người Hà Nội ưa chuộng vì tượng trưng cho sự hiếu thảo và trường thọ (?!). Tuy nhiên, tôi đồ rằng, đó chỉ là sự nhanh nhạy mà những người bán hàng kể ra để tạo thêm sức hút cho sản phẩm. Vì lục lại văn chương dân gian cũng như các tác phẩm tinh hoa bác học, tuyệt nhiên không thấy tài liệu nào đề cập đến ý nghĩa đó. Hoa lê, chỉ đơn giản được xem là một tín hiệu thanh nhã của mùa xuân.

Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 16.

Cổ thi Trung Quốc ít nhắc hơn những giống đài các khác, nhưng cũng từng có đôi câu ca ngợi hoa lê. Chính là nó đã tạo cảm hứng cho những vần lục bát của Nguyễn Du, rằng: “Cỏ non xanh rợn chân trời/ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” để vẽ nên bức tranh mùa xuân tươi non mơn mởn. Hay trong bài “Tả Dịch lê hoa” của tác giả Khâu Vi đời Đường, loài hoa này được miêu tả: “Lãnh diện toàn khi tuyết/ Dư hương sạ nhập y” (Tạm dịch: (Hoa lê có) Vẻ đẹp lạnh lùng, coi thường cả (vẻ đẹp của) tuyết, mùi hương đậm lồng cả vào áo quần).

Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 17.
Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 18.

Nếu có gì ý nhị hơn, thì hoa lê được xem như một biểu tượng thanh khiết ẩn dụ cho vẻ đẹp gợi cảm, nét duyên của phụ nữ. Nhà thơ Bạch Cư Dị, trong khúc “Trường Hận Ca” nổi tiếng nói về mối tình của Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi đã nhắc đến “lê hoa” không dưới 2 lần. Khi nàng khóc, nhà thơ ví von: “Lê hoa nhất chi xuân đới vũ" (Tạm dịch: Một cành hoa lê trĩu hạt mưa xuân đầm đìa).

Tô Đông Pha cư sĩ, trong tác phẩm đượm màu nhục thể “Nhất thụ lê hoa” của mình cũng từng ví von cảnh ân ái giữa tân lang 80 và tân nương 18 thế này: “Nhất thụ lê hoa áp hải đường” (Tạm dịch: Một nụ hoa lê ôm ấp đóa hải đường). Cảm thức gợi cảm đó cũng được đồng cảm khi nhà thơ thế kỷ 18 Nguyễn Gia Thiều tả người cung nữ: “Đóa lê ngon mắt cửu trùng/Tuy mày điểm nhạt nhưng lòng cũng xiêu”.

Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 19.
Có người Hà Nội bỏ hàng chục triệu mua hoa lê chơi xuân, nhưng thú chơi này có thực sự thanh nhã như người ta tưởng? - Ảnh 20.

Có phải vì ý nghĩa duyên dáng và rất đỗi nữ tính ấy không mà hoa lê những năm gần đây được nhiều người Hà Nội ưu ái mang về nhà bày biện? Vì người ta muốn níu sắc xuân, muốn một năm mới tươi tắn, trang nhã như cánh hoa trắng thơm nước kia? Hay chỉ đơn giản, yêu hoa vì nó đẹp thôi?

Vì lý do gì cũng được, chỉ cần hoa được nâng niu, người tìm được niềm vui trong buổi đầu xuân, thế là đủ cho một thú chơi rồi!

Theo Phong Linh - Việt Phố Cổ

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên