MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có người hỏi mua chiếc ấm pha trà cũ nhưng không bán, người thợ rèn nhanh chóng đối mặt với cảnh tượng chưa từng thấy

14-09-2020 - 22:25 PM | Sống

Chuyện gì đã xảy ra với ông lão bán xích chó sau khi ông từ chối bán chiếc bình cũ?

Trong xã hội ngày càng phức tạp này, làm thế nào mới có thể nhìn rõ được lòng mình mà không bị các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng, thao túng. Chúng ta hãy cùng đọc câu chuyện sau đây.

Trên con phố cổ nọ, có một người thợ rèn già sống bên trong một lò rèn nhỏ xíu.

Vì không còn ai nhờ ông làm những công cụ bằng sắt nữa nên hiện tại ông lão kiếm sống bằng nghề bán xích chó.

Cách bán hàng của ông lão rất cổ hủ. Ông ngồi ở phía trong và bày hàng hóa ở phía ngoài cửa, không quảng cáo, không mặc cả, buổi tối cũng không cất hàng hóa vào nhà.

Bất cứ lúc nào đi ngang qua chỗ này, mọi người cũng đều có thể nhìn thấy ông lão đang nằm trên một chiếc ghế trúc, nhắm hờ mắt, trong tay là một chất bán dẫn, bên cạnh là một cái ấm Tử Sa (1 loại ấm pha trà của Trung Quốc).

Việc buôn bán của ông lão không tốt cũng không xấu. Thu nhập cũng đủ cho ông ấy uống trà và ăn cơm mỗi ngày. Ông đã già rồi, không còn cần những thứ dư thừa nữa, vì vậy nên ông vô cùng hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình.

Có một ngày, một người buôn đồ cổ đi ngang qua phố, ngẫu nhiên nhìn thấy cái ấm Tử Sa bên cạnh ông lão thợ rèn.

Nhận ra cái ấm đơn giản và trang nhã, mang phong cách của Đới Chấn Công (một nghệ nhân nổi tiếng thời nhà Thanh) nên anh ta đi đến, nhấc cái ấm lên.

Phía trong miệng của cái ấm có một vết tích của con dấu, quả nhiên là của Đới Chấn Công.

Người này vô cùng vui mừng và ngạc nhiên, vì Đới Chấn Công nổi tiếng là người "nặn bùn thành vàng", nghe nói tác phầm của ông hiện tại chỉ còn lại ba cái:

1 cái ở trong viện bảo tàng của một tiểu bang New York ở Mỹ; 1 cái ở trong viện bảo tàng Cố Cung ở Đài Loan; còn một cái trong tay một hoa kiều người Thái, ông đã mua nó tại chợ đấu giá London vào năm 1995 với giá đấu là 600.000 USD.

 Có người hỏi mua chiếc ấm pha trà cũ nhưng không bán, người thợ rèn nhanh chóng đối mặt với cảnh tượng chưa từng thấy - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Vị thương nhân cầm cái ấm lên, muốn mua nó với giá 15 vạn nhân dân tệ. Lúc anh ta nói ra con số này, ông lão thợ rèn ban đầu rất kinh ngạc nhưng sau đó vẫn từ chối, vì cái ấm này là ông nội ông để lại cho ông, 3 đời thợ rèn nhà họ đều uống nước từ cái ấm này.

Mặc dù không bán cái ấm đi nhưng cũng chính từ lúc người buôn đồ cổ đó đến, ông phải suy nghĩ. Đêm đó, lần đầu tiên trong đời ông bị mất ngủ.

Cái ấm này đã bên ông gần 60 năm, hơn nữa từ trước đến nay ông vẫn luôn nghĩ nó cũng chỉ là một cái ấm bình thường mà thôi, bây giờ lại có người mua nó với giá 15 vạn tệ, ông lão không hiểu cho lắm.

Trước đây ông chỉ nằm trên chiếc ghế trúc uống nước, đặt cái ấm lên trên chiếc bàn nhỏ và nhắm mắt lại, bây giờ thì ông liên tục phải ngồi dậy nhìn đi nhìn lại nó.

Việc này khiến ông lão rất khó chịu.

Không chỉ dừng lại ở đó, một cảnh tượng chưa từng xuất hiện trong đời ông đã xảy ra kể từ khi cái ấm được định giá và iệc này khiến ông không thể chấp nhận được, đó là sau khi biết ông có một cái ấm có giá trị, mọi người ùn ùn kéo đến đập phá cửa, quấy rầy ông.

Có người hỏi ông còn món bảo bối nào khác nữa hay không, thậm chí có người bắt đầu mượn ông lão tiền, có người quá đáng hơn, buổi tối còn đến đẩy cửa nhà ông lão.

Cuộc sống của ông lão hoàn toàn bị xáo trộn, ông không biết nên xử lý cái ấm này như thế nào.

Khi người buôn đồ cổ đó mang 30 vạn tiền mặt quay lại lần thứ hai, ông lão thợ rèn cũng không ngồi yên được nữa rồi.

Ông lão gọi hàng xóm xung quanh đến, cầm cái búa đập vỡ cái ấm thành những mảnh vụn trước mặt mọi người.

Trái tim của ông lão thợ rèn đã bị rung động trước giá trị ngày càng tăng của cái ấm, sự yên tĩnh an nhàn vốn có trong cuộc sống trước đây cũng đã bị phá vỡ.

Và có một điều chắc chắn rằng, "may mắn" xảy ra bất ngờ này không giúp ông lão vui vẻ, ngược lại trái tim ông lão còn phải chịu đựng sự giày vò, dằn vặt.

Sau khi rơi vào trầm tư, cuối cùng ông lão cũng ngộ ra được thiền cơ "hư không". Vào lúc ông lão giơ chiếc búa lên, cũng là lúc ông lão tìm lại được sự yên tĩnh và an nhàn vốn có thuộc về bản thân mình.

Lời bình

Liệu đang có việc gì khiến bạn đứng ngồi không yên? Bạn sẽ làm như thế nào khi gặp phải những chuyện phiền não?

Lục tổ Huệ Năng - một Thiền sư vĩ đại trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa đã từng nói: "Hà kỳ tự tính, bản tự thanh tịnh; hà kỳ tự tính, bản bất sinh diệt; hà kỳ tự tính, bản tự cụ túc; hà kỳ tự tính, bản vô động dao; hà kỳ tự tính, năng sinh vạn pháp."

Câu này ý muốn nói răng: Bản tính của chúng ta vô cùng thuần khiết, nó không bị vấy bẩn, nếu có người muốn vấy bẩn nó, cũng không thể nào vấy bẩn được. Chỉ cần đập tan những chướng ngại, những cố chấp, những điều làm ta bị "bẩn" là được."

Theo Khánh An

Pháp luật và bạn đọc

Trở lên trên