Cổ nhân dạy có 3 kiểu người tuyệt đối KHÔNG nên kết giao: Chọn bạn mà chơi kẻo có ngày "họa vô đơn chí"
Có những người bạn sẽ khiến cuộc đời ta càng trở nên rực rỡ, nhưng cũng có vài kiểu người càng thân cận sẽ càng khiến ta "tụt dốc không phanh".
- 14-12-2021Từng nghĩ "miễn là kiếm được nhiều tiền, mệt mỏi hơn cũng không thành vấn đề" và sự hối hận muộn màng của chàng trai chuyên làm ca đêm: "Nếu được chọn lại, tôi sẽ không làm"
- 14-12-2021Nữ sinh Hà Nội 19 tuổi kiếm 100 triệu/ tháng: Chạy cùng lúc 4 công việc, mỗi ngày chỉ ngủ 3 tiếng!
- 14-12-2021Đỗ Quang Vinh - Phó TGĐ Ngân hàng SHB nói về tiền: Tiền tiêu chắc chắn sẽ hết, phải học cách kiếm thêm tiền, anh em tôi cũng vậy!
Tục ngữ Trung Quốc có câu nói: "Một cây lúa dưỡng trăm loại người". Mỗi người đều mang những khuôn mặt khác nhau, với ngoại hình, tính cách và sở thích khác nhau.
Xung quanh chúng ta, tốt bụng, thông minh, đơn giản, xấu xa, ngu ngốc.... kiểu người nào cũng có. Để thích nghi với xã hội, một số người phải đeo mặt nạ để sống, có người trước mặt thì niềm nở chan hòa, sau lưng lại là những câu chuyện khác.
Vì vậy, khi muốn kết bạn với ai đó, điều quan trọng nhất mà bạn cần biết là tính cách của người đó, cần biết đối phương có thực sự tử tế hay không. Bởi lẽ thế giới này không thiếu những người "khẩu phật tâm xà", ngoài mặt thì lễ nghĩa thân tình, trong bụng lại đang ngấm ngầm nghĩ cách hại người khác.
Cổ nhân đã dạy, có 3 kiểu người "miệng nam mô, bụng bồ dao găm", tốt nhất bạn nên tránh xa, càng sớm càng tốt, nếu không thì có muốn hối tiếc cũng không kịp.
1. Người đầy mưu mô, tính toán
Kiểu người này ngoài mặt đối xử rất tốt với bạn, nhưng thực chất lại vì lợi ích của mình mà làm những chuyện đó.
Cô bạn Từ Huệ khi mới vào làm đã trở thành nạn nhân của kiểu người này. Phòng làm việc của cô tưởng yên bình nhưng lại nhiều vấn đề tiềm ẩn, điển hình là hiện tượng nhân viên luôn phàn nàn và tụ tập nói xấu sếp.
Là nhân viên mới, Từ Huệ cố gắng tránh xa những câu chuyện đời tư của sếp mà mọi người mang ra bàn tán. Một lần, có nhân viên cũ ra hỏi han, trò chuyện với cô vào giờ nghỉ trưa. Dần dần cuộc trò chuyện trở nên gần gũi, thân thiết.
Người đồng nghiệp bắt đầu kể cho Từ Huệ cả những điều bí mật hơn, về những câu chuyện đời tư của quản lý, những hạn chế, yếu điểm của sếp. Người đồng nghiệp nhắc đi nhắc lại rằng cô không được kể chuyện ấy ra bên ngoài.
Từ Huệ muốn nhanh chóng hòa nhập nơi làm việc của mình nên đã gật đầu đồng ý.
Không ngờ sau đó quản lý của cô bị tố cáo ẩn danh về những chuyện không tốt lên cấp trên. Bà vô cùng tức giận với đám nhân viên, trong đó có Từ Huệ. Ai cũng hiểu chẳng có lý do gì để một nhân viên mới vào đi tố cáo lãnh đạo, nhưng cũng chẳng ai sẵn sàng đứng ra bênh vực cô.
Lúc này Từ Huệ mới nhận ra, mình đã quá bất cẩn. Việc lắng nghe người khác nói xấu, coi như một bí mật có thể giúp hai người xích lại gần nhau, nhưng thực chất chỉ là trao đổi lợi ích, thiếu cẩn trọng một chút có thể khiến bản thân sập bẫy.
Một người chủ động nói cho bạn một bí mật đã chiếm được lòng tin của bạn, rất có thể sẽ khiến bạn phải chịu trách nhiệm về bí mật đó. Đó là một cách “nắm thóp”. Nếu bạn không biết đủ nhiều về họ, tốt nhất không kết thân, bạn có thể dễ dàng bị họ lợi dụng.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Lưu Dung đã viết trong "Tôi không dạy bạn lừa dối": "Dù đó là bí mật của bạn hay bí mật của người khác, tốt hơn hết là không nên biết. Khi bí mật của bạn không còn là bí mật, bạn sẽ bị kiểm soát. Lắng nghe bí mật cũng là ngồi trên một thùng thuốc súng. Không biết khi nào nó sẽ nổ."
Vậy nên bạn phải hiểu rằng những kẻ tính toán sau lưng có thể giả vờ tin tưởng bạn mà nói cho bạn bí mật, nhưng rõ ràng ý định của họ không chỉ đơn thuần có vậy, cần giữ mình và cẩn trọng để tránh bị tổn thương.
2. Người hay trốn tránh trách nhiệm
Ở nơi làm việc, thỉnh thoảng có những việc coi là tai họa ập tới. Khi có những điều không hay xảy ra, một số người can đảm nhận trách nhiệm về mình và từ từ giải quyết, một số người lại né tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc cho người khác.
Một lần như vậy thì cũng dễ hiểu, vì bản năng con người vẫn muốn tìm những chỗ dễ dàng để tồn tại. Nhưng nếu chuyện đó xảy ra thường xuyên, người ta luôn luôn đùn đẩy trách nhiệm thì đây lại trở thành vấn đề của đạo đức.
Những người luôn trốn tránh trách nhiệm và có thói quen đổ lỗi cho người khác không đáng để kết giao. Bạn không biết bao giờ họ sẽ lôi bạn ra đỡ đạn. Trong từ điển của họ sẽ không bao giờ có khái niệm "có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu" mà thay vào đó sẽ là "có phúc cùng hưởng, có họa tự chịu".
Hình minh họa. Ảnh: Internet
3. Người có lời nói và hành động không nhất quán
Trong cuộc sống có không ít kẻ chỉ toàn hứa suông, nói cho có thể diện nhưng chẳng bao giờ dùng hành động để thực hiện lời hứa. Đó là những người giỏi nịnh hót, rất dễ thân, dễ mến. Họ có thể gây cho bạn thiện cảm từ những lần đầu tiên bởi những lời nói “có cánh”, tưởng như chân thành. Nhưng theo thời gian, bản chất con người sẽ hiện rõ.
Bản lĩnh của một người không phải ở chỗ họ nói được bao nhiêu mà là làm được những gì.
Nếu đã là bạn thân thì chắc chắn họ sẽ không muốn thất hứa với bạn, trừ phi đó là trường hợp bất khả kháng. Còn lại những người suốt ngày bắt bạn chờ đợi rồi không làm được thứ gì đã hứa thì tốt nhất nên xem lại. Họ không coi trọng bạn và cũng chẳng để tâm việc có thực hiện những gì đã nói với bạn hay không.
Nếu một người không đáng tin cậy, làm việc mưu mô và luôn trốn tránh trách nhiệm, thì tốt nhất nên tránh xa, kết thân với những người như vậy cuộc sống gặp phải tai họa lúc nào không hay.
Theo Abolouwang