Cổ phiếu dệt may trong "miếng bánh" xuất khẩu năm 2022 lên tới 43 tỷ USD
Bộ Công thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 43 tỷ USD. Nhiều triển vọng cho nhóm doanh nghiệp này năm 2022.
Số liệu thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may trong 10 tháng qua của Việt Nam đạt khoảng 32 tỷ USD, tăng trưởng 10,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Bộ Công Thương dự báo kim ngạch dệt may xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt 38,5 tỷ USD năm 2021. Năm 2022, mục tiêu xuất khẩu dệt may đem về 43 tỷ USD cho Việt Nam.
EU bỏ ưu đãi thuế quan với Trung Quốc, cơ hội nào cho công xưởng dệt may thứ 2 thế giới - Việt Nam
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may cho biết, qua 10 tháng 2021, xuất khẩu dệt may của VN đạt 32 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ. Trong đó một số sản phẩm chủ lực như: may mặc đạt 23,8 tỷ USD, vải đạt 2 tỷ USD, sợi các loại đạt 4,5 tỷ USD, vải không dệt đạt 636 tr. USD và phụ liệu may đạt 1,428 tỷ USD. Năm nay ngành dệt may có những cơ hội về giá, đơn hàng dồi dào, nhiều hơn so với năm 2020. Dự kiến xuất khẩu dệt may năm 2021 đạt 38 – 38,5 tỷ USD. Năm 2022, ngành dệt may kỳ vọng mục tiêu xuất khẩu đạt 43 – 43,5 tỷ USD.
Ông Giang cho rằng, mục tiêu này hoàn toàn có cơ sở bởi Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 thực hiện mục tiêu kép, nhiều hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia có hiệu lực đang tạo tạo thị trường tương đối rộng, toàn diện, tạo lực hút cho nguồn cung thiếu hụt, đặc biệt là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất dệt may.
Giá trị xuất khẩu của dệt may Việt Nam. Nguồn VCBS
Mới đây, một thông tin cũng được giới đầu tư đánh giá gián tiếp hưởng lợi đó là từ ngày 1/12 tới, 32 quốc gia sẽ ngừng áp dụng ưu đãi thuế quan cho Trung Quốc. 32 nước đó bao gồm các nước thành viên EU, Vương quốc Anh, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liechtenstein. Theo quan chức Bắc Kinh thì đây là sự công nhận từ các nền kinh tế phát triển khác rằng Trung Quốc không thuộc nhóm các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình thấp nữa, và các sản phẩm của Trung Quốc đủ sức cạnh tranh trên thị trường, không còn cần 'họ' bảo vệ".
Nhìn vào ngành dệt may, Trung Quốc chính là công xưởng dệt may, gia công dệt may của thế giới. Năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc lần lượt đạt 154 tỷ USD.
Do đó quyết định này của Châu Âu có thể làm giảm tính cạnh tranh của hàng dệt may Trung Quốc khi ưu đãi thuế quan không còn.
Báo cáo của Tổ chức Thương mại thế giới vào tháng 8/2021 công bố, ngành dệt may Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 thế giới năm 2020, vượt qua Bangladesh. Tuy nhiên, khoảng cách với thị trường Trung Quốc vẫn rất lớn.
Hiện nay hàng dệt may của Việt Nam đã có mặt tại trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng mạnh so với con số 150 của năm 2016. Bên cạnh việc giữ vững, đạt mức tăng trưởng tốt ở những thị trường xuất khẩu chính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngành dệt may Việt Nam đã nỗ lực, bứt phá tại các thị trường khác như: Trung Quốc, Nga, Campuchia, Indonesia, Thái Lan…
Thị trường Mỹ chiếm hơn 40% giá trị xuất khẩu may mặc của Việt Nam nói chung. Thêm vào đó, thị trường châu Âu mở rộng cửa với Việt Nam sau khi Hiệp định EVFTA chính thức được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2020 và có hiệu lực từ tháng 8/2020. Theo cam kết của EVFTA, trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU, hàng dệt may sẽ được EU xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm, 22,7% kim ngạch còn lại cũng sẽ được EU xóa bỏ thuế quan sau 7 năm.
Báo cáo phân tích triển vọng ngành dệt may năm 2022 của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương (VCBS) nhận định, ngành dệt may là ngành thâm dụng lao động, trong đó Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ hóa, có tay nghề tốt và khả năng học hỏi cao, đồng thời mức lương bình quân ngành dêt may nằm trong nhóm thấp trên thế giới.
Tỉ lệ bao phủ vắc-xin ở Việt Nam đang tăng nhanh chóng (67,95% dân số đƣợc tiêm ít nhất 1 mũi, cao thứ 19 trên thế giới. Tính tới nay, Việt Nam là nguồn cung ứng duy nhất đạt điểm cao trên cả năm yếu tố chính trong tổng số 27 quốc gia cung ứng dệt may hàng đầu.
Các doanh nghiệp chú trọng đến quy trình sản xuất "xanh" trong nhà máy và sản xuất sợi bông, sợi tái chế như ADS, STK hay sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu là bông, sợi tái chế nhƣ TNG, TCM,... điược vọng sẽ thu hút nhiều hơn các đơn hàng của các đối tác lớn đang quan tâm đến vấn đề "Bền vững chuỗi cung ứng toàn cầu" nhƣ H&M, Uniqlo, Nike, Adidas,...
Theo Bộ Công thương, Hiệp định EVFTA, CPTPP hỗ trợ tích cực cho hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam. Thị phần dệt may của Việt Nam tại Mỹ, EU và Mỹ vẫn mở rộng.
VCBS cũng cho rằng xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng dệt may thế giới ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những điểm đến của các nhà nhập khẩu, hãng bán lẻ.
Covid-19 cũng làm thay đổi một số xu hướng. Đó là thúc đẩy nhu cầu về các sản phẩm thể thao. Đồng thời cũng thúc đẩy số hóa trong toàn ngành với gần 40% tổng doanh số bán hàng hiện đang được tạo ra từ các kênh kỹ thuật số.
Việc triển khai vắc xin tại các thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như Mỹ và EU đã ở mức 60-80%. Chỉ số tiêu dùng ngày càng tăng sẽ mang lại cơ hội cho ngành dệt may: tháng 10 CPI tại Mỹ đạt 276 điểm, tăng 6,15%, tại EU là 110 điểm, tăng 4,76% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp dệt may dự thu nghìn tỷ từ bất động sản và khu công nghiệp
Nhiều doanh nghiệp dệt may đang có hướng đi mới trong việc triển khai thêm mảng kinh doanh bất động sản như TNG, VGT, GIL, ADS... với các dự án bất động sản khu công nghiệp, bất động sản nhà ở đang được bàn giao hoặc trong giai đoạn xin cấp phép.
Báo cáo của VCBS nhấn mạnh một số doanh nghiệp lấn sân sang kinh doanh bất động sản bên cạnh ngành kinh doanh chính là dệt may đang hoạt động tốt.
Nhiều doanh nghiệp dệt may đầu tư bất động sản lớn
Công ty cổ phần Damsan (ADS), doanh thu bất động sản tăng trưởng mạnh đạt 47 tỷ trong 9 tháng đầu năm 2021. Lũy kế 9 tháng, ADS ghi nhận doanh thu thuần 1.031 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 17% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận trước thuế đạt 85 tỷ so với 4 tỷ cùng kỳ.
VCBS cho rằng, doanh thu mảng bất động sản tăng trưởng mạnh và trở thành động lực tăng trưởng mới cho ADS. Tháng 10 vừa rồi, ADS đã tổ chức lễ khánh thành Cụm công nghiệp An Ninh. Các dự án bất động sản bắt đầu ghi nhận lợi nhuận trong năm 2021: Khu đô thị Phú Xuân, Nhà liền kề Quang Trung, Khu dân Bồ Xuân, Cụm công nghiệp An Ninh và An Ninh mở rộng, Vũ Ninh… Ngoài ra ADS còn có đầu tư lĩnh vực năng lượng mặt trời.
Đối với Công ty Đầu tư và Thương mại TNG (mã TNG), VCBS đánh giá khả quan. Về ngành dệt may nhà máy Đồng Hỷ và Võ Nhai tiếp tục lắp đặt thêm chuyền may, nâng tổng công suất lên 9%. Bên cạnh đó, TNG đẩy mạnh các đơn hàng FOB loại 2 với các đối tác lớn nhƣ Asmara International, The Children’s Place, Haddad Apparel, nhằm tăng biên lợi nhuận cho mảng dệt may.
Cơ cấu thị trường của TNG
Về bất động sản, cụm công nhiệp Sơn Cẩm 1 đang triển khai cho thuê trong năm 2021 và dự án TNG Village 1 khả năng cao ghi nhận 50% lợi nhuận trong năm nay
Dự án TNG Village 1 đã hoàn thành 90% và đang bàn giao nhà. Dự án này có quy mô 2.841m2, diện tích sàn xây dựng 19.950m2 gồm 17 tầng và 01 tầng hầm. Tổng số căn 186 căn với diện tích từ 41m2-76m2/ căn. Hiện dự án đã bàn giao 70% số căn và tiếp tục đẩy mạnh bán hàng. Chúng tôi dự phóng doanh thu dự kiến 237,5 tỷ, lợi nhuận trước thuế gần 43 tỷ và ghi nhận 50% trong năm 2021.
Ngoài ra TNG còn đang đầu tư Khu đô thị TNG Green Sơn Cẩm, TNG Village 2, Khu đô thị TNG Việt Đức, khu đô thị Việt Thái, Núi Cốc Escape, Cụm công nghiệp Sơn Cẩm mở rộng 30ha.
Công ty cổ phần Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh (mã GIL) cũngd dẩy mạnh triển khai mảng khu công nghiệp như: KCN Phú Bài 4 – Thừa Thiên Huế có quy mô sử dụng đất là 460,85ha, tổng vốn đầu tƣ ƣớc tính 2.614 tỷ đồng. Khu công nghiệp này được GIL đầu tư qua một công ty con do GIL sở hữu 95% vốn điều lệ là Gilimex.
Bên canh đó, GIL đang gấp rút gửi hồ sơ thẩm định đầu tư vào Khu công nghiệp Quảng Ngãi (diện tích 730ha) và Khu công nghiệp Vĩnh Long.
Nhịp sống kinh tế