Cổ phiếu ngân hàng bứt phá, S&P 500 tiếp tục lập đỉnh mới
Kết thúc phiên 25/6, chứng khoán Mỹ trái chiều, S&P 500 chạm mức cao kỷ lục, trong bối cảnh nhà đầu tư cho rằng lạm phát chỉ diễn ra tạm thời.
S&P 500 tăng 0,3% và đạt mức cao kỷ lục khi đóng cửa là 4.280,70 điểm. Tài chính là lĩnh vực khởi sắc nhất trong chỉ số này với mức tăng 1,3%. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 237,02 điểm, tương đương 0,7%, lên 34.433,84 điểm, thấp hơn 2% mức đỉnh.
Nasdaq Composite đã xóa bỏ mức tăng trước đó và đóng cửa thấp hơn 0,1% ở mức 14.360,39 điểm, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu tăng. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm tăng 4 điểm cơ bản lên 1,52%.
Chỉ số S&P 500 tăng 2,7% trong tuần, ghi nhận mức tăng hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng Hai. Chỉ số Dow tăng 3,4% trong tuần này là tuần tốt nhất kể từ giữa tháng 3, trong khi Nasdaq tăng 2,4%.
Mức tăng ở phiên này diễn ra sau khi một chỉ báo lạm phát chính mà Cục Dự trữ Liên bang sử dụng để thiết lập chính sách đã tăng 3,4% trong tháng 5, mức tăng nhanh nhất kể từ đầu những năm 1990, Bộ Thương mại Mỹ cho biết con số này phù hợp với kỳ vọng của các nhà kinh tế do Dow Jones thăm dò ý kiến, khi tăng 0,5% thấp hơn một chút so với ước tính là 0,6%.
Cổ phiếu ngân hàng tăng vọt sau khi Cục Dự trữ Liên bang tuyên bố ngành ngân hàng có thể dễ dàng ứng phó với một cuộc suy thoái nghiêm trọng. Công bố kết quả bài kiểm tra áp lực hàng năm, Fed cho biết 23 định chế trong đợt thi năm 2021 vẫn sở hữu số vốn ở mức "cao hơn" yêu cầu tối thiểu trong thời kỳ suy thoái kinh tế giả định. Quyết định này đã thúc đẩy các ngân hàng tăng cổ tức và mua thêm cổ phiếu quỹ, vốn đã bị đình chỉ trong thời kỳ đại dịch.
Wells Fargo tăng 2,6%, trong khi Fifth Third và PNC đều tăng hơn 2%. JPMorgan và Bank of America đều tăng hơn 1%.
Thứ Sáu, thị trường chứng kiến khối lượng giao dịch tăng cao khi FTSE Russell chuẩn bị tái cân bằng các chỉ số khi thị trường đóng cửa. Bank of America ước tính rằng hơn 170 tỷ USD cổ phiếu được giao dịch sang tay.