Cổ phiếu Tencent bùng nổ, vốn hóa sắp đạt 1 nghìn tỷ USD, 'ngồi cùng mâm' với Apple, Amazon
Là đồng hương, nhưng số phận của Tencent lại may mắn hơn so với Alibaba.
- 03-09-2020Ant đứng trước thương vụ IPO lịch sử, cuộc chiến giữa đế chế của Jack Ma và Tencent leo thang
- 24-08-2020Tencent thu lại 26 tỷ USD khi các doanh nghiệp Mỹ không phải "nghỉ chơi" với WeChat
- 11-08-2020Ông Trump khiến Tencent mất hàng chục tỷ USD vốn hóa nhưng từ Nike đến Apple đều bị ảnh hưởng nếu cấm Wechat!
Việc cổ phiếu Tencent Holdings tăng chóng mặt đã đẩy vốn hóa thị trường của họ lên mức gần 1 nghìn tỷ USD lần đầu tiên trong lịch sử. Đây là minh chứng cho sự phấn khởi của các nhà đầu tư toàn cầu đối với cổ phiếu công nghệ.
Cụ thể, gã khổng lồ Internet Trung Quốc đã chứng kiến cổ phiếu tăng 11% trên sàn giao dịch Hong Kong vào ngày thứ 2 – mức tốt nhất kể từ năm 2011 và đẩy vốn hóa thị trường của họ lên gần 950 tỷ USD. Thị trường quyền chọn cũng chứng kiến mức tăng chóng mặt tới 118.300% trong phiên giao dịch ngày thứ 3. Có một vài nhân tố thúc đẩy sự bùng nổ kể trên của thị trường đầu tiên là việc các nhà đầu tư đang đặt kỳ vọng vào việc startup Kuaishou Technology – nơi Tencent nắm cổ phần sắp niêm yết cũng như việc ngân hàng Citigroup đưa ra báo cáo lạc quan.
Điều dễ dàng nhận thấy nhất là việc Tencent được hưởng lợi nhất từ sự lạc quan của các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thời gian gần đây. Vốn hóa thị trường công ty này đã bổ sung thêm 251 tỷ USD chỉ trong riêng tháng 1 – mức lớn nhất trên thế giới. Ngày càng nhiều người cảnh báo chính sách nới lỏng tiền tệ đang thổi phồng bong bóng chứng khoán trên toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ. Chứng khoán Mỹ hiện chủ yếu được dẫn dắt bởi đà tăng của Nasdaq Composite – chỉ số nghiêng về công nghệ.
Khi các nhà đầu tư tìm sự thay thế vừa tiền hơn, họ tìm tới thị trường chứng khoán Hong Kong. Điều đó giúp Chỉ số Hang Seng đạt mức tốt nhất trong những chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới tháng qua. Tenent – đơn vị sở hữu WeChat hiện đã có hơn 1 tỷ người dùng là mục tiêu chính được các nhà đầu tư nhắm đến. Góp phần vào đà tăng này là lượng vốn đổ vào kỷ lục từ các nhà đầu tư Trung Quốc đại lục. Tencent, với ứng dụng WeChat có hơn một tỷ người dùng, là mục tiêu chính, khi chiếm gần một phần tư lượng tiền đổ vào qua các kênh liên kết hai thị trường.
Trong khi Tencent vốn là cổ phiếu yêu thích của nhiều nhà đầu tư ở châu Á, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận tới 100.000% kể từ khi IPO vào năm 2004 khiến cổ phiếu này chứa nhiều rủi ro.
Năm 2018, chính phủ Trung Quốc đã mạnh tay kiểm soát ngành công nghiệp game – lĩnh vực có lợi nhuận lớn nhất của Tencent, ở thời điểm đó chiếm 40% doanh thu toàn công ty. Cùng với việc nền kinh tế Trung Qucoso suy giảm và đồng NDT yếu, việc tạm ngưng 9 tháng chấp thuận game mới đã khiến cổ phiếu của họ giảm 22%.
Một chiến dịch chống độc quyền diễn ra vào cuối năm trước cũng nhắm tới những công ty như Tencent và Alibaba, nhất là mảng thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên trong khi những rủi ro về pháp lý tăng khiến cổ phiếu Alibaba giảm 16% so với thời kỳ đỉnh tháng 10, Tencent lại tăng chóng mặt.
Nếu đà tăng tiếp tục, Tencent sẽ là công ty Trung Quốc thứ 2 gia nhập câu lạc bộ nghìn tỷ đô sau khi PetroChina - công ty gần đạt giá trị này vào cuối năm 2007. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ gồm Amazon, Alphabet và Microsoft cũng trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD cùng Saudi Arabian Oil.
Tencent được thành lập năm 1998 bởi 5 người bạn cùng lớp đại học. Dẫn đầu là Pony Ma Huateng – công ty này sở hữu ứng dụng WeChat - là công cụ giao tiếp chủ đạo cho người trẻ Trung Quốc.
Tencent đã báo cáo đạt doanh thu ròng 38,5 tỷ NDT (5,9 tỷ USD) trong 3 tháng kết thúc vào tháng 9, ghi nhận lợi nhuận 11,6 tỷ NDT từ những khoản đầu tư vào các doanh nghiệp bên ngoài của công ty.
Doanh nghiệp & Tiếp thị