MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nghị lý: Cổ phiếu và trái phiếu đều phi mã nhưng đừng coi thường những nguy cơ đằng sau

27-06-2019 - 11:46 AM | Tài chính quốc tế

Trong 40 năm qua, chỉ có 10 lần cả trái phiếu và cổ phiếu đều có một khởi đầu "như mơ" như những gì đã diễn ra trong nửa đầu năm 2019.

Tiếp tục đặt cược vào cổ phiếu hay trái phiếu?

Theo số liệu từ Bespoke Investment Group., S&P 500 và trái phiếu kỳ hạn lớn đều tăng 5% kể từ đầu năm. Tuy nhiên, điều này cho thấy sự bất thường của thị trường tài chính và những sự việc tương tự cho thấy, cổ phiếu sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian sau đó.

Kể từ năm 1980, đây là lần thứ 10 cả cổ phiếu và trái phiếu cùng tăng mạnh trong cùng một năm. Việc tăng mạnh cả về vốn chủ sở hữu và thu nhập cố định là điều bất thường vì giá trái phiếu tăng thường được coi là một tín hiệu cho thấy suy thoái kinh tế hiện ra trước mắt.

Trái phiếu thường được coi là hầm trú ẩn an toàn trong thời kỳ hỗn loạn kinh tế. Ngược lại, cổ phiếu sẽ chỉ tăng mạnh khi nền kinh tế phát triển và vận hành trơn tru. Đó là lý do vì sao thường có sự đối nghịch giữa trái phiếu và cổ phiếu.

Tuy nhiên, trong năm nay, chính sách lãi suất của FED có thể mang đến những khác biệt. Các nhà đầu tư đã đổ tiền cả vào cổ phiếu và trái phiếu trong việc đánh cược FED sẽ đảo ngược chính sách tiền tệ, hạ lãi suất để thúc đẩy nền kinh tế.

Vào năm 2019, FED để ngỏ khả năng tăng lãi suất 2 lần trước khi quyết định giữ nguyên. Bây giờ, các nhà đầu tư đang kỳ vọng FED sẽ bắt đầu hạ lãi suất vào tháng tới sau khi FED bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng tới sau khi FED cho biết sau cuộc họp tuần trước rằng họ sẵn sàng hành động phù hợp để duy trì mức độ tăng trưởng hiện tại của nền kinh tế.

Nghị lý: Cổ phiếu và trái phiếu đều phi mã nhưng đừng coi thường những nguy cơ đằng sau - Ảnh 1.

Jim Paulsen, chuyên gia kinh tế trưởng của The Leuthold Group, cho biết: "Trái phiếu đã tăng cả năm mặc dù thị trường chứng khoán liên tiếp lập đỉnh mới. Thị trường chứng khoán có vẻ lạc quan vào tương lai trong bối cảnh hiện nay trong khi trái phiếu ngày càng trở nên lo lắng".

Tuy nhiên, xác định cổ phiếu sẽ tăng hay trái phiếu sẽ tăng trong tương lai là bài toán khó. Tuy nhiên, Paulsen tiếp tục giữ quan điểm rằng thứ gì không thể giết chết bạn sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn. Trong trường hợp này là chứng khoán, vốn tiếp tục tăng mạnh sau những cú thăng trầm vì lãi suất và chiến tranh thương mại.

Ngoài FED, cuộc chiến thương mại cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng đến mối tương quan giữa hai thị trường. Các cổ phiếu đang nuôi hy vọng về một thoải thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc trong khi trái phiếu phản ánh những thiệt hại do thuế quan gây ra. Có lẽ, nỗi sợ lớn hơn chính là việc đàm phán thương mại tiếp tục kéo dài để có được thỏa thuận.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị gặp nhau tại Osaka, Nhật Bản bên lề G20 để tìm tiếng nói chung về cuộc chiến thương mại song phương. Các nhà đầu tư hy vọng cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo sẽ là chỉ báo tốt cho tiến trình đàm phán thương mại giữa hai nước, vốn đình trệ khi tiến gần đến vạch đích hơn 1 tháng trước.

Trong tuyên bố mới nhất, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết hai nước đang trên đường để hoàn thành thỏa thuận thương mại.

Nguy cơ suy thoái

Tuy nhiên, cả việc FED cắt giảm lãi suất cũng như tương lai cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đều là những thứ không chắc chắn. FED có thể đảo ngược chính sách lãi suất nếu dữ liệu kinh tế của Mỹ được cải thiện trong giai đoạn từ nay đến trước cuộc họp ngày 10/7, thời điểm mà các nhà đầu tư hy vọng FED sẽ hạ lãi suất.

Dữ liệu kinh tế gần đây khá mờ nhạt. Nó có thể khiến FED phải sửa chữa một chút về chính sách tiền tệ của mình. Cả cổ phiếu và trái phiếu cùng tăng là điều có thể hợp lý. Tuy nhiên, nếu kinh tế chuyển sang mức suy thoái, trái phiếu sẽ tăng mạnh và chứng khoán rơi vào tình trạng sụt giảm.

Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm vào tháng 6. HIS Markit báo cáo rằng tuần trước, tăng trưởng sản xuất ở Mỹ đã chậm lại mức thấp nhất trong gần 1 thập kỷ qua. Việc làm của Mỹ chỉ tăng 75.000 trong tháng 5, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Các dữ liệu không mấy lạc quan buộc FED phải tránh ra con đường tăng lãi suất mà họ theo đuổi suốt nhiều năm qua.

Nghị lý: Cổ phiếu và trái phiếu đều phi mã nhưng đừng coi thường những nguy cơ đằng sau - Ảnh 2.

"Tôi không nghĩ rằng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 7. Nếu Hội nghị Thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Tập đạt hiệu quả, dữ liệu kinh tế tiếp tục ổn định và thị trường chứng khoán tiếp tục tăng, tại sao FED phải cắt giảm lãi suất?", John Davi, của Astoria Portfolio Advisors, nhận định.

Tuy nhiên, những người lạc quan nhất cũng không dám tin cuộc đàm phán giữa ông Trump và ông Tập sẽ cho ra một thỏa thuận thương mại. Thậm chí, nếu rủi ro xảy ra, lỗi sợ chiến tranh thương mại có thể tăng lên mức chưa từng có khi ông Trump hiện thực hóa việc đánh thuế 25% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc.

Hôm 26/6, ông Trump cho biết một thỏa thuận với Trung Quốc là có khả năng nhưng cá nhân ông ấy hài lòng "với nơi chúng ta đang ở". Hàng tỷ USD đóng góp vào ngân khố từ tiền thuế nhằm vào hàng hóa nhập khẩu của Trung Quốc chính là điều ông Trump nhiều lần tỏ ra tự hào.

Ngoài vấn đề thương mại, Trung Quốc còn được coi là "con cờ tốt nhất" của ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020. Chính điều này khiến nhiều người lo ngại những vấn đề giữa Mỹ với Trung Quốc khó có thể được giải quyết trong một sớm một chiều.

Linh Anh

CNBC

Trở lên trên