Cơ sở dữ liệu quốc gia có ích gì cho người chăn nuôi?
Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi là quy định được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật chăn nuôi 2018 (có hiệu lực từ 1-1-2020), điều mà trước đây Pháp lệnh giống vật nuôi 2004 không có.
Hỏi:
Tôi có một trang trại chăn nuôi gia súc ở Bình Phước. Tôi nghe nói sắp có cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi. Cho tôi hỏi, dữ liệu đó gồm những gì? Dự liệu có giúp ích gì cho người chăn nuôi? Tôi có được tra cứu dữ liệu này được không?
Bạn đọc Lê Hoàng Tùng (Bình Phước).
Trả lời:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang cho lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi là quy định được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật chăn nuôi 2018 (có hiệu lực từ 1-1-2020), điều mà trước đây Pháp lệnh giống vật nuôi 2004 không có.
Cơ sở dữ liệu quốc gia
Ngày 19-11-2018, Quốc hội đã thông qua Luật chăn nuôi 2018 với nhiều điểm mới so với quy định cũ
Được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng, Cục chăn nuôi đã phối hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin xây dựng Thông tư gồm 6 chương, 19 điều.
Theo dự thảo, cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi gồm:
- Cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chăn nuôi;
- Cơ sở dữ liệu về giống vật nuôi, nguồn gen giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
- Cơ sở dữ liệu về cơ sở chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi;
- Cơ sở dữ liệu về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;
- Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực chăn nuôi;
- Cơ sở dữ liệu khác về chăn nuôi.
Dự thảo Thông tư cũng nêu rõ cấp trung ương và cấp tỉnh được quyền khai thác dữ liệu quốc gia về chăn nuôi và được quyền khai thác một số thông tin về các sơ sở chăn nuôi, thông tin về thị trường (giá thức ăn, giá các sản phẩm chăn nuôi)…
Tổ chức, cá nhân có quyền tiếp cận cơ sở dữ liệu quốc gia về chăn nuôi những thông tin sau:
- Hệ thống cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến chăn nuôi;
- Danh sách cơ sở sản xuất giống vật nuôi; số lượng và tên giống vật nuôi được công bố tiêu chuẩn chất lượng và công bố hợp quy; Danh mục giống vật nuôi cần bảo tồn; Danh mục giống vật nuôi cấm xuất khẩu;
- Cơ sở chăn nuôi; phương thức, quy mô chăn nuôi ; sản lượng sản phẩm chăn nuôi;
- Danh sách cơ sở đủ điều kiện sản xuất, nhập khẩu và mua bán thức ăn chăn nuôi, sản phẩm xử lý chất thải trong chăn nuôi;
- Thông tin về thị trường: Giá giống vật nuôi; giá thức ăn chăn nuôi nguyên liệu; giá sản phẩm chăn nuôi; giá sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi;
- Thông tin về vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh;
- Danh sách các cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi.
Các tổ chức, cá nhân cung cấp, cập nhật thông tin vào hệ thống được quyền gửi và nhận các thông tin sau: Báo cáo thống kê về đàn vật nuôi; báo cáo về thị trường, giá cả sản phẩm chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, xuất khẩu, nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi; gửi các thông tin, ý kiến đề xuất tới cơ quan quản lý.
Do đó, khi Thông tư chính thức có hiệu lực, đây sẽ là cơ sở pháp lý rõ ràng để các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân nghành chăn nuôi áp dụng công nghệ thông tin để quản lý nghành mình có hiệu quả hơn.
Dự thảo Thông tư vẫn đang trong thời gian được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy ý kiến góp ý rộng rãi. Bạn có thể bấm vào ĐÂY để đóng góp ý kiến của mình.
Pháp luật TPHCM