Có tiền không tới 3 NƠI, hết tiền không gần 2 NGƯỜI: Không nhớ kỹ thì nghèo muôn đời
Từ xưa đến nay có rất nhiều câu nói dân gian được lưu truyền, có người cho rằng đó là những mê tín dị đoan của thời phong kiến, nhưng số khác lại khẳng định đó là bài học của người xưa.
- 24-02-2022Nếu biết trước 4 điều này từ tuổi 20, tôi đã giàu hơn gấp bội: Triệu phú tự thân dốc ruột dốc gan tiết lộ bí mật thành công
- 21-02-2022Đầu tư bao nhiêu mỗi tháng ở tuổi 20 để trở thành triệu phú: Lời khuyên của chuyên gia khác hẳn những gì bạn nghĩ
- 21-02-2022Học được 3 điều này từ một huyền thoại đã giúp Warren Buffett trở thành "thần đầu tư": Nếu biết sớm, bạn cũng có thể giàu có hơn
Thực tế, nhiều câu nói từ xưa vẫn giữ được giá trị nhất định, giống như một lời cảnh báo cho con người hiện nay. Nếu biết cách chiêm nghiệm và tham khảo, chúng còn có thể giúp mọi người tránh được nhiều tai họa không đáng có.
Có tiền không tới 3 NƠI
Người ta thường nói “tiền không phải là tất cả”, nhưng thực tế không thể không có tiền. Tiền liên quan đến mọi mặt sản xuất và đời sống của con người. Không phải tự dưng mà nhiều người thường đánh mất bản thân khi có tiền trong tay. Họ luôn muốn phung phí, muốn tận hưởng mọi thứ mà trước đây chưa được hưởng.
Để tránh tình trạng này, người xưa đã cho rằng: “Có tiền không nên tới 3 nơi”.
Thứ nhất, nơi thị phi
Khi có tiền trong tay, việc giao du và xây dựng quan hệ rộng rãi là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bao nhiêu người trong số đó đối xử chân thành với chúng ta? Bao nhiêu người chỉ nhìn vào tiền bạc trong tay người giàu để gắng sức lợi dụng, cám dỗ?
Không phải ai cũng có đủ sự tỉnh táo để đương đầu với những cám dỗ của nơi thị phi. Không ít người thậm chí tan cửa nát nhà, vợ con ly tán chỉ vì lỡ phạm phải sai lầm nhất thời.
Dính thị phi đầy người thì dù có chí hướng cũng khó có thể đi xa. Ảnh: Internet
Bên cạnh đó, những nơi thị phi không thể thiếu sự xuất hiện của rượu bia. Đây là nhân tố thường thấy trên bàn tiệc, nhưng cũng là con dao hai lưỡi đối với sức khỏe và tính mạng của một người. Rất nhiều căn bệnh đến từ thói quen sử dụng quá nhiều rượu bia, cũng có rất nhiều trường hợp gây tai nạn, vào tù ra tội vì say rượu lái xe.
Chính vì vậy mà người xưa đã nói rằng, có tiền cũng không nên đến nơi thị phi.
Thứ hai, sòng bạc
Sòng bạc như một cái hố sâu không đáy. Chỉ cần lỡ sa chân vào thì rất khó có thể rút ra. Ban đầu ai cũng tự nhủ “Chỉ chơi một ít cho vui”, nhưng “một ít” dần trở thành “nhiều và nhiều hơn nữa”.
Bước chân vào sòng bạc nghĩa là bạn đang lấy toàn bộ gia sản, tính mạng, thậm chí là sự yên ổn của nửa đời sau ra đánh cược bằng may rủi. Mà trên đời vốn đã không nhiều những người may mắn.
Thứ ba, nơi “bắt quàng làm họ”
Khi bắt đầu có tiền, cuộc sống sung túc và cải thiện hơn, xung quanh chúng ta sẽ bắt đầu xuất hiện rất nhiều người “thấy sang bắt quàng làm họ”. Đó có thể là người quen đã lâu không gặp, có thể là họ hàng xa vốn không qua lại với nhau, cũng có thể là những kẻ tiểu nhân xảo quyệt, kiếm tìm lợi ích cá nhân…
Thêm một chuyện không bằng bớt một chuyện, nhất là chuyện của người khác thì tốt nhất không nên xen vào. Nếu thấy ai làm thân mà bạn cũng dễ dàng chấp nhận thì kết quả sẽ chỉ là tự tìm lấy phiền não, lúc đó hối hận thì cũng đã muộn rồi.
Vì vậy nếu có tiền thì nên giữ vẻ khiêm tốn, cố gắng đừng phô trương và để lộ tài sản của mình cho người ngoài thấy. Dù không chủ động nghĩ xấu cho mọi người nhưng chúng ta đều nên giữ sự cảnh giác nhất định.
Hết tiền không gần 2 NGƯỜI
Thứ nhất, kẻ “gió chiều nào che chiều ấy”
Loại người “gió chiều nào che chiều ấy” thường rất giỏi ngụy trang. Bề ngoài ra vẻ đối xử tốt với bạn, đi đâu cũng nghĩ đến và quan tâm bạn, nhưng thực tế thì không.
Họ chỉ thể hiện điều đó khi bạn còn có nhiều giá trị để lợi dụng và hùa theo. Nếu bạn lỡ sa cơ thất thế, họ sẽ là những người đầu tiên “làm phản”.
Trong khi bạn đối xử với họ như bạn tốt, họ sẵn sàng “đâm sau lưng” ngay khi có cơ hội. Những thành quả lao động vất vả của bạn có sẽ bị họ chiếm vào túi riêng. Lúc đó, bạn đã mất giá trị rồi nên họ sẽ không cần giả bộ nữa.
Do đó, khi gặp phải những người như vậy trong cuộc sống thì càng phải cẩn thận, minh bạch về tiền bạc và công sức để không chịu thiệt thòi.
Thứ hai, kẻ đạo đức giả
Những người đạo đức giả thường có nội tâm xấu tính, luôn tự cho mình là đúng và coi thường người khác, nhất là những người không bằng mình hoặc không có tiền.
Khác với nhóm đầu tiên ra vẻ xởi lởi, quan tâm thì kiểu người đạo đức giả đối xử lạnh nhạt với người khác. Nếu có điều gì khiến họ đối xử thân thiện, tốt đẹp thì đều có mục đích đằng sau.
Điều khó chịu nhất là loại người này là họ thường đứng ở khía cạnh đạo đức để nói ra những lời “đâm thấu tim gan”. Họ sẽ không thông cảm cho sự khó chịu hay xấu hổ của bạn mà chỉ tranh thủ “giẫm đạp” vì càng dìm người khác xuống thì họ càng đứng cao hơn.
Luôn tỉnh táo để nhìn thấu bản chất những kẻ tiểu nhân chỉ muốn lợi dụng. Ảnh: Internet
Dù trong nghịch cảnh hay thịnh vượng, người ta vẫn tránh xa những kẻ xấu lòng mang ý xấu và chọn tiếp xúc nhiều hơn với những người tích cực vì cảm xúc là nhân tố rất dễ lây lan.
Chỉ khi thường xuyên ở cùng những người lạc quan, tươi sáng và vui vẻ, chúng ta mới có thể đón nhận nguồn năng lượng tích cực. Chúng ta cũng học được nhiều điều quý giá trong cuộc sống để tự suy ngẫm về bản thân, tìm cách thay đổi và cải thiện chính mình. Có như vậy, bạn mới ngày một tiến xa hơn trong cuộc sống.
*Theo 163