Có tiền nhưng chưa chắc đã là người giàu, vậy điều gì mới giúp bạn thực sự trở nên 'giàu có'?
Mọi người thường nghĩ chỉ cần có tiền sẽ thành người giàu có, tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng.
- 03-10-2021Economist: Khủng hoảng bất động sản sẽ khiến mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sụp đổ
Rất ít người tự nhận mình là tầng lớp trung, thượng lưu hoặc giàu có, ngay cả khi thu nhập hoặc giá trị ròng của họ xếp họ vào loại đó. Theo một cuộc khảo sát của Pew năm 2015, chỉ khoảng 1% người Mỹ tự coi mình thuộc tầng lớp thượng lưu và 6% trong số những người kiếm được 100.000 USD trở lên nói rằng họ ở tầng lớp này.
Một trong những cách mà Viện Brookings định nghĩa "tầng lớp trung lưu" là những người ở số phần trăm từ 20 đến 80 về thu nhập hộ gia đình, có nghĩa là 20% hộ gia đình Mỹ được coi là tầng lớp thượng lưu.
Tuy nhiên, trong 20% đó, có sự khác biệt đáng kể giữa người có tiền, người có rất nhiều tiền và người giàu có. Theo các chuyên gia, không chỉ thu nhập hoặc thậm chí giá trị ròng mới khiến ai đó trở nên "giàu có". Điều này đặc biệt đúng khi nói đến sự khác biệt giữa tầng lớp thượng lưu, người có tiền và người thực sự giàu có, Susan Bradley, một nhà hoạch định tài chính được chứng nhận và là người sáng lập của Sudden Money Institute cho biết. Cô nói: "Sự giàu có đối với tôi là một trải nghiệm lớn và sâu sắc hơn nhiều. Rất nhiều người có tiền nhưng lại không hề giàu sang".
Nơi sinh sống
Bradley nói rằng bạn có đủ điều kiện kinh tế hoặc cảm thấy giàu có hay không phụ thuộc vào nơi bạn sống. "Giàu có là có nhiều thứ hơn những người khác xung quanh bạn", cô nói. Ở một thành phố nhỏ, giàu có nghĩa là bạn đang kiếm được 100.000 USD mỗi năm. Tuy nhiên, ở một khu đô thị có chi phí sinh hoạt cao hơn, đạt được sự giàu có đồng nghĩa với việc bạn phải kiếm được 1 triệu USD mỗi năm.
Giàu có là khi số tiền bạn sở hữu mang lại cho bạn một "cảm giác an toàn về mặt tinh thần", rằng "Dù thế nào đi nữa, tất cả sẽ ổn thôi. Dù chuyện gì xảy ra, chúng ta sẽ giải quyết được, chúng ta có nguồn lực mà".
Nếu bạn giàu có, cảm giác an toàn này sẽ tùy thuộc vào số tiền bạn kiếm được trong năm hoặc thị trường nhà ở như thế nào. Khi bạn tập trung hết tinh thần vào việc kiếm tiền, bạn sẽ giàu. Một người giàu có sẽ kiếm được nhiều tiền hơn một người trung lưu. Tuy nhiên, đối với những người giàu có lâu dài, kiếm tiền chỉ là một phần quyết định chất lượng cuộc sống của họ.
Những người giàu có thường ôm ấp "Giấc mơ Mỹ"
Benjamin Newman, phó giáo sư về chính sách công và khoa học chính trị tại Đại học California, Riverside, cho biết những người giàu thường có suy nghĩ rằng làm việc chăm chỉ sẽ được đền đáp và giàu có là kết quả của sự nỗ lực. Ông nói: "Những người giàu có nhiều khả năng hợp lý hóa sự giàu có của họ theo cách thực hiện Giấc mơ Mỹ. Điều này giúp xoa dịu cảm giác tội lỗi".
Giàu có là sở hữu nhiều thứ hơn những người xung quanh. Theo nghiên cứu của Newman, điều này đặc biệt đúng với những người giàu có sinh sống bên cạnh những người kiếm được ít tiền hơn họ.
Newman nói: "Thật không thoải mái khi phải chứng kiến sự giàu có song hành với nghèo đói. Vì vậy, những người có nhiều tiền thường biện minh cho địa vị giai cấp của họ bằng cách nói rằng bất kỳ ai cũng có thể đạt được sự giàu có nếu làm việc đủ chăm chỉ".
Sự giàu có cho bạn khả năng tách biệt mình khỏi những người khác
Thông thường, những người giàu có thể duy trì thế giới quan của mình vì họ có khả năng thiết kế môi trường xung quanh mình tốt hơn, nhà tâm lý học xã hội Michael Kraus, phó giáo sư về hành vi tổ chức tại Trường Quản lý Yale, chuyên nghiên cứu về bất bình đẳng, cho biết.
Như Kraus nói, một người giàu có có thể nghĩ rằng: "Tôi không cần phải nhìn thấy mọi người đau khổ. Tôi có thể tách mình ra khỏi thị phi bằng cách đi nghỉ mát hoặc du hành vào vũ trụ".
Ông giải thích rằng đây được gọi là "thuyết duy ngã": "Tâm trí duy nhất tồn tại là tâm trí của chính mình". Bạn có thể tạo ra một thế giới xung quanh mình, nơi mà bạn là điều quan trọng duy nhất và việc này dễ dàng hơn khi bạn giàu có.
Theo nghiên cứu của Kraus, sự xa cách có thể gây ra thiếu đồng cảm. Ví dụ, những gã khổng lồ công nghệ như Mark Zuckerberg hay Jeff Bezos có thể thể hiện sự "thiếu đồng cảm sâu sắc" bởi vì cả hai đều có thể tự cô lập mình khỏi bất kỳ ai bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sản phẩm của họ. Kraus nói: "Để tích lũy được mức độ giàu có như tỷ phú, bạn phải cắt đứt một số sợi dây liên kết với những điều kiện mà mọi người đang phải đối mặt".
Tham khảo CNBC