MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơ trưởng, cơ phó không bao giờ ăn cùng một bữa giống nhau: Đây là lý do!

07-08-2017 - 15:39 PM | Sống

Nghe có vẻ kỳ lạ nhưng sự thật thì đây là nguyên tắc buộc cơ trưởng và cơ phó phải tuân thủ.

Sự an toàn của tất cả các hành khách và phi hành đoàn phụ thuộc rất nhiều vào phi công . Do đó, các phi công phải tuân thủ rất nhiều quy tắc nghiêm ngặt trên máy bay. Họ phải thực hiện nghiêm chỉnh những quy định rất khác chúng ta ở dưới mặt đất.

Do đó, suất ăn của cơ trưởng và cơ phó cũng không được phép giống nhau để giảm thiểu rủi ro.

Tại sao cơ trưởng, cơ phó không bao giờ ăn cùng một bữa giống nhau?

Việc cơ trưởng và cơ phó không được dùng suất ăn giống nhau nghe có vẻ kỳ lạ nhưng sự thật thì đây là nguyên tắc buộc phải tuân thủ. Bởi vì, phi công là một trong những ngành nghề có đặc thù riêng biệt, đòi hỏi bản lĩnh, kỷ luật cao để có thể đối diện và xử lý mọi tình huống nguy hiểm nhất.

Chính vì lẽ đó, các phi công phải tuân thủ nhiều quy tắc nghiêm ngặt và suất ăn của họ cũng được quy định rất rõ ràng.


Ngồi cạnh nhau, nhưng cơ trưởng và cơ phó lại có hai phần ăn khác biệt. Ảnh: Shutterstock

Ngồi cạnh nhau, nhưng cơ trưởng và cơ phó lại có hai phần ăn khác biệt. Ảnh: Shutterstock

Trên thực tế, nhiều hãng hàng không thương mại đã đặt ra quy định với phi công. Cụ thể, một trong số đó là hai phi công cùng chung khoang lái sẽ sử dụng hai suất ăn khác nhau. Sở dĩ, quy định kỳ lạ này được đưa ra để nhằm đảm bảo và hạn chế khả năng rủi ro từ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra.


Cơ trưởng và cơ phó có phần ăn khác nhau để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Ảnh: NoGarlicNoOnions

Cơ trưởng và cơ phó có phần ăn khác nhau để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm và đảm bảo an toàn cho chuyến bay. Ảnh: NoGarlicNoOnions

Trong trường hợp nếu một phi công bị ngộ độc thì người còn lại vẫn có thể bảo đảm nhiệm vụ và hoàn thành chuyến bay.

Các phi công cũng thường được khuyến khích tránh ăn những thực phẩm tươi sống như hải sản và cá sống trước và trong chuyến bay để đảm bảo sức khỏe một cách tốt nhất.


Các phi công cũng không được phép ăn cá sống trước và trong chuyến bay để hạn chế sự cố về sức khỏe. Ảnh: Shutterstock

Các phi công cũng không được phép ăn cá sống trước và trong chuyến bay để hạn chế sự cố về sức khỏe. Ảnh: Shutterstock

Mặc dù tỷ lệ thức ăn trên máy bay bị nhiễm độc là rất hiếm, nhưng điều đó không có nghĩa là chưa từng xảy ra.

Minh chứng cụ thể đó là vào năm 1982, trên một chuyến bay từ Boston (Mỹ) tới Lisbon (Bồ Đào Nha), bánh mì trong suất ăn hàng không đã khiến 10 thành viên phi hành đoàn, trong đó có cả phi công bị ngộ độc. Vì lý do bất ngờ này, chuyến bay đã phải hạ cánh trở lại Boston.

Một trường hợp tương tự, năm 2010, có ít nhất hai phi công người Anh bị ngộ độc thực phẩm nhưng may mắn là không ảnh hưởng tới sự an toàn của chuyến bay. Theo điều tra sơ bộ, nguyên nhân khiến hai phi công này ngộ độc là vì họ đã ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh trước giờ bay.

Để đảm bảo an toàn cao nhất cho mỗi chuyến bay, đó là nguyên nhân vì sao cơ trưởng và cơ phó ngồi cùng một khoang lái nhưng lại dùng những suất ăn khác nhau.

Nguồn: Businessinsider

Theo Nguyễn Hằng

Trí thức trẻ

Trở lên trên