MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Có tý cay cay ăn cơm mới vào miệng" và căn bệnh nguy kịch đổ nghìn tỷ vẫn chết

17-11-2018 - 15:32 PM | Sống

Tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai hàng chục bệnh nhân bị viêm tụy cấp, nhồi máu cơ tim phải cấp cứu lọc máu ngoài cơ thể... trong đó có một phần từ bia rượu mang tới.

Chết vì bia rượu

GS. Nguyễn Gia Bình, Nguyên Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viên Bạch Mai) cho biết đa số bệnh nhân cấp cứu ở đây đều có phần của bia rượu. Bệnh nhân ở đây có những người là giám đốc, quan chức cũng có những người rất trẻ và uống rượu từ năm 12 tuổi. Tất cả tập trung thành bức tranh: vui nhậu hết mình và vào viện nguy kịch hết sức.

Trường hợp bệnh nhân N.V.T (44 tuổi) chuyển lên từ tuyến Thái Bình trong tình trạng nguy kịch do uống rượu. Được biết anh T sau nhiều ngày liên hoan giỗ họ, cưới con bạn và đủ các lý do để uống rượu, kết quả đau bụng và đi viện được chẩn đoán viêm tụy cấp hoại tử.

Có tý cay cay ăn cơm mới vào miệng và căn bệnh nguy kịch đổ nghìn tỷ vẫn chết - Ảnh 1.

Thích nhậu nhẹt, thích vui nhiều người trả giá đắt.

Bệnh nhân T, dù được bác sĩ phẫu thuật cấp cứu dùng các kỹ thuật hiện đại tiên tiến nhất để dành sự sống nhưng tất cả về số 0 bệnh nhân không qua được.

Người nhà cho biết ngày nào bệnh nhân cũng uống 2 - 3 chén rượu, không có rượu thì uống bia và họ quan niệm có tý cay cay ăn cơm mới vào miệng.

Hay như một bệnh nhân khác, 39 tuổi (quê Vĩnh Phúc) làm thợ xây thương xuyên uống rượu. Bệnh nhân liên tiếp tham gia tiệc liên hoan mừng công ty thành lập, tiếp sau dó bệnh nhân lại tham gia họp lớp.  Bệnh nhân đã phải nhập viện và được chẩn đoán viêm tụy phù nề.

May cho bệnh nhân này, anh bị nhẹ hơn tụy chưa hoại tử chỉ phù nề mới qua được cửa tử nếu không bệnh nhân đã tử vong.

Có tiền thì bệnh

Lược về các bệnh nhân nhập viện và do bia rượu mang lại, GS Nguyễn Gia Bình kể khoa tiếp nhận rất nhiều. Có những đại gia gia tài có cả nghìn tỷ và khi vào viện vì viêm tụy do rượu bia, các bác sĩ cũng cố hết sức, tiền tỷ đắp lên cũng khó mà cứu được.

GS Bình đếm nhiều bệnh nhân đều có "số má" trong xã hội và thông thường để đạt lên được những thành công đó họ cũng phải trải qua các cuộc nhậu vì văn hóa của người Việt phải nhậu mới ra việc, mối quan hệ đặt lên bàn tiệc, đo độ nhiệt tình bằng chén rượu, chai bia.

Đến khi họ có chức, có tiền thì bệnh đã ập đến và nguyên nhân chính từ những cuộc nhậu được mang danh "lấy quan hệ".

Có tý cay cay ăn cơm mới vào miệng và căn bệnh nguy kịch đổ nghìn tỷ vẫn chết - Ảnh 2.

GS Bình cho biết mới tháng trước một cán bộ hải quan uống rượu nhiều ngày liên tục và đã phải vào viện cấp cứu, 1 tuần nằm viện các bác sĩ dành giật sự sống bằng mọi cách vẫn không thể cứu được.

Văn hóa nhậu ở Việt Nam: đã ngồi vào bàn là phải uống, mà đã uống là phải 100%, phải cạn ly, phải theo bàn, phải ôm chai... Nói chung là phải hết mình, ai không theo được như vậy hoặc lên tiếng không uống sẽ bị phán không nhiệt tình, không hết mình, không có tình cảm với anh em, coi thường bạn bè, nặng hơn thì không phải là đàn ông...

GS Bình cho rằng đã đến lúc chúng ta phải nói không với kiểu uống rượu như thế.

Theo GS Bình ở chuyên ngành hồi sức tích cực của ông thì việc cứu một bệnh nhân từ hậu quả của bia rượu vô cùng mệt mỏi trong khi nhân lực thì hạn chế, nhiều khoản BHYT không chi trả, người dân không có tiền và bác sĩ vừa cứu bệnh nhân vừa lo giải quyết tài chính cho bệnh nhân. Nếu không có bia rượu chắc chắn sẽ hạn chế được các bệnh viêm tụy cấp, bệnh tim mạch.

GS Bình cho rằng thuốc lá, bia rượu chính là "sát thủ" chúng ta cần phải bỏ.

TS.Vũ Trường Khanh – Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai thì cho rằng có những người mù mờ hiểu rằng bia không say, bia tốt hơn rượu và cứ tới bữa là nhậu lon bia. Mỗi ngày, tại phòng cấp cứu khoa tiêu hóa, liên tục phải tiếp nhận những bệnh nhân nguy kịch do thói quen sử dụng rượu bia.

"Phải ở đây, hàng ngày nhìn thấy những bệnh nhân hoặc nguy kịch hoặc đang gào thét, vật vã mới biết tác hại của rượu bia kinh khủng như thế nào.

Nhiều bệnh nhân cho rằng: ‘Tôi chỉ uống bia, đâu có uống rượu, sao lại có thể bị xơ gan được’. Đó là nhầm lẫn của rất nhiều người Việt hiện nay", TS Khanh cho hay.

Theo Ngọc Anh

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên