Cố vấn hàng đầu của ông Trump bóng gió Triều Tiên với Libya, Nhà Trắng cuống cuồng đính chính
Nhà Trắng khẳng định tuyên bố mà cố vấn an ninh hàng đầu của ông Trump đưa ra hoàn toàn không phải thông tin chính thức đồng thời khẳng định Mỹ vẫn đang nỗ lực cho cuộc gặp thượng đỉnh vào tháng tới.
- 17-05-2018TT Trump kiên quyết "phi hạt nhân hóa" dù Triều Tiên dọa hủy thượng đỉnh Mỹ - Triều
- 16-05-20181 tháng trước Thượng đỉnh Mỹ-Triều, người Triều Tiên mang từng xấp Nhân dân tệ sang TQ mua nhà
- 16-05-2018Triều Tiên bất ngờ dọa rút khỏi thượng đỉnh Mỹ - Triều, hủy đối thoại cấp cao với Hàn Quốc
- 14-05-2018Người Hàn Quốc đổ xô mua đất ở biên giới với Triều Tiên
- 14-05-2018Mỹ hứa dỡ trừng phạt nếu Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn
Tuyên bố của ông John Bolton, người nhắc tới mô hình Libya khi nói về việc giải giáp vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, đã nhận lại sự chỉ trích nặng nề từ phía Bình Nhưỡng. Bà Sarah Huckabee Sanders, thư ký báo chí của Nhà Trắng, cũng phải lên tiếng khẳng định chính quyền của Tổng thống Donald Trump không muốn áp dụng "mô hình Libya" với chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
"Đây là mô hình của Tổng thống Trump. Tổng thống sẽ làm theo cách mà ông thấy phù hợp", bà Sanders nhắc lại quan điểm của Mỹ trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên.
Bị so sánh với Libya là điều khiến Triều Tiên không hài lòng và nghi ngờ độ chân thành của Mỹ. Trong quá khứ, Libya từng cam kết từ bỏ chương trình hạt nhân của nước này để đổi lại những lợi ích khác. Tuy nhiên, lực lượng phiến quân được phương Tây hậu thuẫn đã tạo cuộc bạo loạn lật đổ đầu những năm 2010 đã khiến chính quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ, dẫn tới cái chết tức tưởi của nhà lãnh đạo hơn 40 năm nắm quyền.
Hiện tại, chưa có dấu hiệu cho thấy cuộc Hội đàm lịch sử giữa ông Trump và ông Un tại Singapore bị hủy bỏ. Tuy nhiên, những diễn biến bất lợi làm nhiều người tỏ ra lo lắng về tương lai của Hội nghị dù trước đó, Tổng thống Trump hy vọng ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể tạo ra thời khắc lịch sử với hòa bình thế giới.
Trong khi đó, chưa thể xác định những vấn đề liên quan đến hạt nhân Triều Tiên có đạt được đồng thuận giữa hai phía. Mỹ luôn muốn Triều Tiên phải giải giáp toàn bộ vũ khí hạt nhân đồng thời phá bỏ những cơ sở hạt nhân để đảm bảo tiến trình giải giáp diễn ra một lần và mãi mãi. Tuy nhiên, điều này khó có thể nhận được cái gật đầu từ Bình Nhưỡng, quốc gia đã chịu hàng chục năm cấm vận để theo đuổi quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân.