MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Coca-Cola hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời hội nhập

24-06-2016 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Với số lượng khoảng 500.000, các doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ (SME) đang giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và tạo việc làm cho nhiều lao động trên cả nước.

Tuy vậy, các doanh nghiệp SME này hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức và cần được hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm từ các tập đoàn lớn, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Doanh nghiệp SME tại Việt Nam trong thời hội nhập

Với mức đóng góp khoảng 40% GDP mỗi năm, doanh nghiệp SME được xem là xương sống của nền kinh tế, có khả năng thu hút lao động, tăng thu nhập cho người dân, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo…

Tuy vậy, theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), số lượng doanh nghiệp SME ngừng hoạt động đã có chiều hướng tăng và khó trụ vững nếu có những biến động về môi trường kinh doanh. Từ đó có thể thấy hạn chế về mặt quản lý, công nghệ, vốn và cả kinh nghiệm tiếp cận thị trường đang là thách thức tại các doanh nghiệp này.

Năm 2015 là thời điểm “vàng” cho các doanh nghiệp SME khi Việt Nam tham gia TPP và AEC, đồng thời dự báo mang đến nhiều thách thức. Việc các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, Canada giảm thuế nhập khẩu xuống 0% sẽ tạo “cú hích” với hoạt động xuất nhập khẩu.

Cạnh tranh trong nước đã khó, đến khi các hiệp định thương mại có hiệu lực thì doanh nghiệp SME lại thêm áp lực cạnh tranh từ những doanh nghiệp lớn bên ngoài. Tuy nhiên, một tin vui cho các doanh nghiệp SME là chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Obama đã đạt hiệu ứng khá tốt khi sẽ có nhiều ký kết giữa các doanh nghiệp Việt – Mỹ, mang lại luồng gió mới cho kinh tế Việt Nam.

Hỗ trợ SME nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời hội nhập

Trên thực tế, khi tham gia các hiệp định thương mại, sẽ không có chuyện chậm trễ hay chưa đạt chất lượng vì sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn nước ngoài, cũng như không có chỗ cho tư duy “ao làng”, chụp giật. Do đó, tại các hội thảo gần đây, nhiều diễn giả đã đề ra một số phương án giúp doanh nghiệp SME nâng cao năng lực, đón đầu thách thức trong giai đoạn hội nhập:

- Tăng cường kết nối trong chuỗi cung ứng: Theo Tiến sĩ Martin Hingley, giảng viên trường Lincoln (Vương quốc Anh), những công ty lớn như Coca-Cola có thể hỗ trợ chuyên môn, tư vấn cho các công ty nhỏ, giúp họ tiếp cận, xây dựng mạng lưới liên kết cả về vật chất lẫn con người trong công tác phân phối và hậu cần.

- Ông Lê Hoàng Dân, Trưởng phòng Mua hàng Khu vực Đông Dương, cũng chia sẻ thêm: “Quy trình từ lúc thu thập nguyên liệu, sản xuất, vận chuyển, bán hàng, phục vụ khách hàng… là một chuỗi khép kín và chúng tôi có những tiêu chuẩn gắt gao như GFSI, SGP… mà các nhà cung cấp cần tuân thủ khi tham gia vào cuỗi cung ứng này”.

Ông Dân còn chỉ ra tình trạng một số doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng của Coca-Cola khi gặp phải vấn đề thường tự mình giải quyết mà không chia sẻ với công ty. Ông nhấn mạnh rằng “Với vai trò là đối tác của nhau, chúng tôi rất mong muốn được lắng nghe và hiểu tường tận vấn đề để cùng có cách giải quyết nhanh chóng nhất”
Ông Dân còn chỉ ra tình trạng một số doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng của Coca-Cola khi gặp phải vấn đề thường tự mình giải quyết mà không chia sẻ với công ty. Ông nhấn mạnh rằng “Với vai trò là đối tác của nhau, chúng tôi rất mong muốn được lắng nghe và hiểu tường tận vấn đề để cùng có cách giải quyết nhanh chóng nhất”

- Quản lý tài chính: Ông Arn Vogels, Giám đốc khu vực và Trưởng đại diện MasterCard Đông Dương cho rằng các doanh nghiệp SME đang đối mặt với những thử thách đáng kể về chi phí hoạt động, quản lý luồng tiền và tăng trưởng.

Do đó, “việc thiết lập một hệ thống thanh toán điện tử hay các giải pháp tín dụng thương mại sẽ hỗ trợ chủ doanh nghiệp quản lý tài chính tốt hơn, nâng cao tính minh bạch và tăng cường tiếp cận với nguồn vốn lưu động”, ông cho biết.

- Tiếp cận các công cụ của kỉ nguyên số: Khi bước vào kỉ nguyên số, ông Sunil Singh, Giám đốc Hệ thống Thông tin khu vực Đông Dương của Coca-Cola cho biết công ty đã đầu tư phát triển ứng dụng MuaCoke để các đối tác có thể nhanh chóng đặt hàng sản phẩm, dùng thẻ để thanh toán khi mua hàng tại đại lý, chương trình iMentor, SFA… để các đối tác quản lý công việc hiệu quả hơn.

Đây là chia sẻ từ hội thảo “Cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp SME để tiếp cận chuỗi cung ứng địa phương và toàn cầu trong nền kinh tế số hóa” vừa qua, với mong muốn các doanh nghiệp SME có thể nâng cao chuỗi giá trị bằng công nghệ số, sử dụng chúng như một công cụ giúp đội ngũ bán hàng hoạt động hiệu quả hơn.

Có thể thấy, nếu không có những phương án hỗ trợ kịp thời và tâm thế chủ động, ưu thế sân nhà của chúng ta sẽ nhiều khả năng bị tác động trong quá trình hội nhập. Hơn lúc nào hết, sự chia sẻ, kết nối, chắt lọc kinh nghiệm từ các tập đoàn lớn đều là bài học quý giá để mỗi doanh nghiệp SME có thể vững tâm “ra biển lớn”.

Phát biểu về hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp này, ông Sunil Singh cho biết:

“Những kiến thức được sẻ chia chính là những kiến thức đem lại thành tựu cho cả đôi bên ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Vì thế, chúng tôi rất vinh dự khi chia sẻ những câu chuyện thành công với mong muốn rằng những kinh nghiệm này có thể giúp ích cho các doanh nghiệp SME tại Việt Nam trên con đường trở thành những đối tác tầm cỡ thế giới trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Theo kế hoạch dài hạn sắp tới, Coca-Cola vẫn tiếp tục đồng hành cùng chính phủ Việt Nam, VCCI, USABC và nhiều tổ chức khác trong các buổi chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với doanh nghiệp SME. Với những thành công về mặt quản lý và có hệ thống phân phối trải dài khắp thế giới, đây chính là lời cam kết hỗ trợ mạnh mẽ, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, nâng cao chuỗi giá trị của Coca-Cola trên toàn cầu.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:
Trở lên trên