Coi WFH là chuẩn bình thường mới, hàng loạt lao động bỏ việc khi được yêu cầu… đi làm trở lại
Động lực đưa mọi người trở lại văn phòng đang xung đột với những người lao động coi làm việc từ xa như một điều bình thường mới.
- 27-05-2021Thiếu nhân công, cửa hàng McDonald tặng iPhone cho người chịu làm việc 6 tháng
- 20-05-2021Một trong những ngôi làng đẹp nhất Italy tặng hàng chục nghìn euro cho người nước ngoài đến sinh sống và làm việc
- 08-05-2021TikTok trả lương cả tỷ đồng/năm, ứng viên vẫn “chạy mất dép” vì môi trường làm việc “độc hại”
- 07-05-2021Nhà đầu tư lạc quan chờ đợi số liệu việc làm tháng 4, Dow Jones bứt phá hơn 300 điểm và chạm mức kỷ lục
- 01-05-2021Các ngân hàng lớn trên toàn cầu giải quyết tình trạng làm việc quá tải của nhân viên như thế nào?
Sau một cuộc họp kéo dài 6 phút, Portia Twidt đã nghỉ việc. Cô đảm nhận vị trí chuyên gia nghiên cứu đặc biệt vào tháng 2 với những lời hứa về làm việc từ xa. Sau đó, cô phải đối mặt với sự thúc giục trở lại văn phòng. Mặc quần áo, đưa con đến lớp, Twidt lái xe đến văn phòng, có cuộc trò chuyện ngắn và sau đó nghỉ việc.
Người phụ nữ 33 tuổi sống ở Marietta, Georgia cho biết cô mới chỉ vừa nhận công việc này vài tháng trước. Việc số ca mắc Covid-19 đang giảm dần và sự phổ biến vắc xin ở Mỹ khiến những người sử dụng lao động thúc đẩy nhân viên của họ trở lại văn phòng. Tuy nhiên, điều này lại đang mâu thuẫn với những người lao động, vốn đang coi WFH là điều bình thường mới.
Trong khi các doanh nghiệp như Google, Ford Motor Co. và Citigroup Inc. hứa hẹn nhiều về một môi trường làm việc linh hoạt, hàng loạt các lãnh đạo trực tiếp công khai tán dương tầm quan trọng của việc có mặt tại văn phòng. Một số người thì than thở về sự nguy hiểm khi làm việc từ xa, nói rằng nó làm giảm sự tương tác và tổn hại văn hóa công ty.
Jamie Dimon của JPMorgan Chase & Co. cho biết trong một sự kiện gần đây rằng WFH thực sự không phát huy hiệu quả đối với những người muốn "hối hả làm việc".
Ngược lại, những người làm công lại không đồng tình với quan điểm đó.Thời gian vừa qua đã chứng minh một điều rằng rất nhiều công việc có thể được làm ở bất cứ đâu chứ không cần phải làm ở văn phòng hay trên các chuyến tàu hoặc những con đường đường cao tốc trong lúc họ đi đến công sở hoặc trở về nhà. Trong khi đó, người ta cũng bày tỏ quan ngại về dịch bệnh và những đồng nghiệp còn do dự với vắc xin.
Một nhóm những người như Twidt lại nghĩ rằng các lãnh đạo, những ông chủ thuộc thế hệ những người không dễ dàng chấp nhận làm việc từ xa, muốn nhân viên trở lại văn phòng để họ có thể kiểm soát chặt chẽ.
"Họ luôn cảm thấy rằng chúng tôi sẽ lười biếng nếu không có con mắt canh chừng của họ. Đó là ám ảnh quyền lực với họ", Twidt cho biết.
Ở thời điểm hiện tại, vẫn còn quá sớm để khẳng định môi trường làm việc sau đại dịch sẽ như thế nào. Chỉ khoảng 28% nhân viên văn phòng ở Mỹ quay lại nơi làm việc. Nhiều nhà tuyển dụng vẫn đang băn khoăn với các chính sách khi dịch bệnh chưa được loại trừ hoàn toàn. Việc tiêm chủng đang được đẩy mạnh nhưng vẫn có những người tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả của vắc xin.
Trong một cuộc khảo sát hồi tháng 5 của Morning Consult với 1.000 người trưởng thành ở Mỹ, 39% nói rằng họ sẽ cân nhắc nghỉ việc nếu công ty buộc họ phải đến văn phòng thay vì cho làm việc linh động từ xa. Sự khác biệt giữa các thế hệ cũng được thể hiện rõ khi tỷ lệ chọn nghỉ việc của thế hệ Millennials và Gen Z là 49%.
Sara Sutton, Giám đốc điều hành của FlexJobs – một nền tảng thúc đẩy làm việc linh hoạt, cho biết việc không phải đi làm và tiết kiệm chi phí là những lợi ích hàng đầu của làm việc từ xa. Hơn 1/3 số người được hỏi trong 2.100 người nói rằng họ tiết kiệm 5.000 USD mỗi năm từ việc làm việc từ xa.