Con đầu, con giữa, con út, ai dễ thành công hơn? Câu trả lời khiến nhiều cha mẹ bất ngờ
Dù lòng người có thiên vị, có thể không san bằng được từng bát nước nhưng phải quan tâm đến từng đứa trẻ nhiều nhất có thể.
- 07-09-2024Hóa ra hành động này của cha mẹ chính là "vũ khí thần kỳ" khiến con cái nghe lời!
- 05-09-2024Đoạn clip dạy con của Lưu Diệc Phi sốt trở lại, phim kết thúc nhưng nhiều bài học cha mẹ nào cũng nên áp dụng
- 28-07-2024GenZ tuy kiếm được rất nhiều tiền nhưng lại cảm thấy thiếu an toàn tài chính hơn hẳn so với ông bà, cha mẹ mình: Tất cả vì 1 nguyên do
- 11-07-2024Tại sao cha mẹ nghèo KHÓ nuôi dạy nên những đứa con có tương lai tươi sáng? Câu trả lời phũ phàng!
Những bậc cha mẹ có nhiều con đều cho rằng có thể dành cho con tình yêu thương vị tha và bình đẳng, nhưng vô số trường hợp thực tế cho chúng ta biết rằng sự bình đẳng "lý tưởng" này thường khó đạt được.
Trong bộ phim Hàn Quốc "Reply 1988", Duk Sun là con thứ hai trong gia đình. Người chị là một "nữ học bá", còn người em xinh xắn dễ thương nhưng dường như không có đặc điểm gì nổi bật, thường xuyên bị cha mẹ vô tình hay cố ý phớt lờ.
Kể từ khi còn là một đứa trẻ, Duk Sun thậm chí còn không được tổ chức sinh nhật riêng. Không ít lần cô giận dỗi, khóc nức nở vì bị đối xử bất công.
Ngoài đời, rất nhiều người con thứ cũng gặp phải tình trạng giống Duk Sun, phải chủ động tìm lại vị trí của mình trong gia đình. Chúng sẽ dần khám phá ra rằng chỉ khi trở thành một đứa trẻ ngoan, biết điều và biết quan tâm, chúng mới có thể giành được tình yêu và sự chấp thuận của cha mẹ.
Do đó, trong quá trình trưởng thành, những đứa trẻ này có xu hướng trở nên dễ gần và nhạy cảm hơn, có thể nhận thức sâu sắc về trạng thái cảm xúc của người khác và có thể có cả hai mặt trong các mối quan hệ giữa các cá nhân.
Nhưng với tư cách là cha mẹ, điều bạn cần lưu ý là đằng sau đứa con thứ ngoan ngoãn, hiểu chuyện là một trái tim lâu nay bị lãng quên tình cảm. Chúng cũng cần sự quan tâm, yêu thương của chúng ta.
Con thứ thường có khả năng thành công cao hơn
Nhà tâm lý học Adler cũng là con thứ hai trong gia đình, ông từng nhắc đến một điểm trong cuốn sách "Sự tự ti và siêu việt" của mình: "Những đứa con thứ hai" trên thế giới đều có những nét tính cách giống nhau và bề ngoài đầy những cảm xúc nổi loạn nhưng trong lòng yếu đuối. Với sự hiểu biết này, những đứa trẻ vô hình này có thể dễ dàng phát triển những tính cách cực đoan.
Dù "đứa con giữa" trong mỗi gia đình có khả năng bị phớt lờ nhiều nhưng không thể phủ nhận rằng những "đứa con vô hình" này thường có khả năng thành công cao hơn. Những yếu tố có thể góp phần tạo nên sự thành công của đứa con thứ hai thường là những điểm sau:
Yếu tố 1: Tính cách ổn định
Nhà tâm lý học nổi tiếng Adler nhận thấy qua nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu tâm lý của mình rằng đứa con giữa có tính cách ổn định nhất. So với đứa con đầu lòng từ nhỏ đã được giao trách nhiệm làm "anh cả" và đứa út được gia đình chiều chuộng quá mức, đứa con thứ hai tuy dễ bị "bỏ rơi" nhưng lại thoải mái, dễ chịu hơn, và do đó có tính cách ổn định hơn. Sự ổn định về mặt cảm xúc thường là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của một người.
Yếu tố 2: Khả năng thích ứng mạnh mẽ
Trên thực tế, so với con lớn và con út được chiều chuộng, đứa con giữa trong gia đình có thể nhanh chóng thích nghi với nhiều hoàn cảnh khác nhau để tìm được chỗ đứng cho riêng mình. Hơn nữa, để tìm được nguồn lực và cơ hội, họ trở nên độc lập hơn. Điều này sẽ rất hữu ích cho sự tồn tại và phát triển của đứa trẻ thứ hai trong tương lai.
Yếu tố 3: Hiểu rõ hơn về hợp tác
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng con giữa có thể có lợi thế ở một số lĩnh vực mà những anh chị em khác không có. Ví dụ, họ có xu hướng linh hoạt hơn và giỏi hơn trong việc xây dựng mối quan hệ hợp tác với người khác. Những đặc điểm như vậy sẽ trở thành tài sản có giá trị khi lớn lên.
Trên thực tế, thành công và hạnh phúc thực sự đều đến từ nỗ lực cá nhân và nắm bắt cơ hội. Về mặt này thì con thứ hai vốn có lợi thế hơn.
Tất nhiên, cha mẹ vẫn là người có ảnh hưởng lớn nhất đến con cái, dù lòng người có thiên vị, có thể không san bằng được từng bát nước nhưng phải quan tâm đến từng đứa trẻ nhiều nhất có thể. Chỉ bằng cách này thì những đứa trẻ "vô hình" mới không bị tổn hại.
Hơn hết, điều thực sự ảnh hưởng đến thành tích và số phận của một đứa trẻ không chỉ là thứ tự sinh, mà còn là phương pháp giáo dục của cha mẹ, môi trường lớn lên và nhiều yếu tố khác.
Phụ Nữ Số