MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cơn đau đầu của Ấn Độ: Cái giá cắt cổ để bảo vệ loài vật thần thánh

27-11-2017 - 16:58 PM | Tài chính quốc tế

Năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết sẽ thúc đẩy kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm cho 12 triệu lao động trẻ trong nước. Tuy nhiên, những lời hứa này bị các quyết định mang nặng tính tôn giáo làm lu mờ.

Kể từ năm 2004, Đảng Bharatiya Janata của người theo đạo Hindu lên nắm quyền tại Ấn Độ đã ban hành nhiều quy định có lợi cho tôn giáo này, bao gồm việc cấm giết mổ những con bò già bởi tôn giáo này có thờ thần bò. Những người giết mổ các con bò già phải giải trình với các cơ quan chức năng và bị phạt tù nếu bị buộc tội.

Quy định này của chính phủ Ấn Độ đã khiến 120 triệu người nông dân trên cả nước gặp khó khăn khi họ không thể giết những con bò già, vốn không còn đủ sức cày bừa, lại không muốn tốn thức ăn nuôi chúng. Hệ quả là những con bò này bị thả rông và quay sang phá hoại mùa màng, ăn cây trồng vì quá đói.

Ngoài ra, những quy định khắt khe này khiến thị trường Ấn Độ lâm vào cảnh khan hiếm khi nhu cầu thịt và da bò tăng cao. Tại Ấn Độ, ngoài đạo Hindu, những tôn giáo khác như đạo Hồi, Thiên chúa giáo…đều không cấm ăn thịt bò.


Số trâu bò tại Ấn Độ (triệu con)

Số trâu bò tại Ấn Độ (triệu con)

Mặc dù là quốc gia sản xuất sữa lớn nhất thế giới nhưng Ấn Độ vẫn đang phải vất vả đối phó với nhu cầu thực phẩm tăng cao trong nước do dân số quá lớn. Chính điều này đang khiến bộ luật cấm giết mổ bò của chính phủ gặp phải nhiều chỉ trích thời gian gần đây.

Quyết định siết chặt giết mổ gia súc cũng khiến mảng xuất khẩu thịt và da bò của Ấn Độ, trị giá 11 tỷ USD năm 2016, bắt đầu có dấu hiệu chững lại.

Rào cản tôn giáo

Năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cam kết sẽ thúc đẩy kinh tế và tạo thêm công ăn việc làm cho 12 triệu lao động trẻ trong nước. Tuy nhiên, những lời hứa này bị các quyết định mang nặng tính tôn giáo làm lu mờ.


Việc siết chặt giết mổ bò của chính phủ hiện đang đe dọa đến 5,5 triệu lao động trong ngành này ở Ấn Độ.

Việc siết chặt giết mổ bò của chính phủ hiện đang đe dọa đến 5,5 triệu lao động trong ngành này ở Ấn Độ.

Tồi tệ hơn, những vùng nông thôn nghèo ở Ấn Độ đang gặp khó khăn hơn nữa do không thể giết mổ bò lấy nguồn cung thịt, trong khi các con bò già tiếp tục phá hoại mùa màng khiến người nông dân giận dữ.

Kể từ cuối thế kỷ 19, đạo luật cấm giết mổ bò đã được ban hành ở miền Bắc Ấn Độ khi các chính trị gia đạo Hindi muốn duy trì ảnh hưởng của tôn giáo này trước các tôn giáo khác. Theo đó, loài bò vốn là biểu tượng của đạo Hindu đã trở thành loài bất khả xâm phạm.


Kim ngạch xuất khẩu hàng da của Ấn Độ (tỷ USD)

Kim ngạch xuất khẩu hàng da của Ấn Độ (tỷ USD)


Xuất khẩu thịt bò của Ấn Độ giảm (tỷ USD)

Xuất khẩu thịt bò của Ấn Độ giảm (tỷ USD)

Dần dần, quy định này lan ra các thành phố lớn và toàn Ấn Độ nhưng chưa được hợp pháp hóa cho đến khi Đảng Bharatiya Janata lên nắm quyền. Trên thực tế từ khi giành độc lập vào năm 1947, các lãnh đạo người Hindu đã cố thúc đẩy một đạo luật cấm mổ bò nhưng không được thông qua.

Vào thập niên 1950, dù nhiều bang tại Ấn Độ cấm mổ bò nhưng hoạt động này vẫn diễn ra tấp nập. Khi sản lượng xuất khẩu sữa của Ấn Độ tăng mạnh trong 20 năm sau đó, việc giết mổ bò xuất khẩu thịt và da cũng tăng trưởng theo. Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ khiến nhu cầu trâu bò cho cày cấy giảm, qua đó thúc đẩy hơn thị trường thịt và da bò.

Tuy nhiên, đến năm 2014, Thủ tướng Modi đã viện dẫn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thịt bò để siết chặt lệnh cấm mổ bò với lý do “bảo toàn nguồn sữa bò” cho đất nước. Nếu trước đây việc cấm giết bò chỉ giới hạn trong những con bò chưa già thì nay ngay cả những chú bò mất sức cũng bị các nhà chức trách bảo hộ.

Hiện nay ở miền Bắc Ấn Độ, nhiều vụ xung đột đã xảy ra khi những người Hindu tấn công các trang trại và khu giết mổ của người đạo Hồi vì lý do đụng đến loài bò. Chính điều này đã khiến những lái buôn vô cùng lo lắng, qua đó gián đoạn việc giao thương sản phẩm liên quan đến bò.

Trước tình hình này, những nhà máy sản xuất mặt hàng da đã phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài nhằm duy trì hoạt động, đảm bảo tiến độ hợp đồng.


Sản lượng sữa tại Ấn Độ (triệu tấn)

Sản lượng sữa tại Ấn Độ (triệu tấn)

Tuy nhiên, việc cấm buôn bán, giết mổ bò lại đang khiến ngành sữa của Ấn Độ gặp nạn lớn bởi các lái buôn không muốn giao dịch vì sợ bị phạt hay bỏ tù. Tại bang Punjab, nơi hãng Nestle có nhà máy lớn nhất ở Ấn Độ, người nông dân đang khá chần chờ khi chuyển đổi sang nuôi bò lấy sữa.

Việc chăn nuôi loài bò Holstein Friesian đã khiến Punjab sản xuất được 8% tổng sản lượng sữa toàn Ấn Độ, cao hơn nhiều so với mức 2% trước đây. Tuy nhiên, gia loài bò này không hề rẻ và người nông dân cảm thấy lo lắng khi phải mua chúng trước những lệnh cấm giết mổ ngày càng siết chặt của chính phủ.

Theo AB

Thời Đại

Trở lên trên