“Cơn điên” cổ phiếu AMC: Sức mạnh của “bầy cá con” khi đương đầu “cá mập”
Công ty vận hành chuỗi rạp chiếu phim AMC thua lỗ hàng tỷ USD trong đại dịch Covid-19, nhưng cổ phiếu vẫn tăng hơn 2.000% chỉ trong vài tháng…
- 08-06-2021Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong 5 năm qua
- 08-06-2021Số gia đình nghèo ở Hồng Kông tăng gấp đôi sau đại dịch Covid-19
- 08-06-2021Lâu lâu mới xuất hiện, ông Trump gọi Bitcoin là 'trò lừa đảo' khiến giá đồng tiền số này lao dốc
- 08-06-2021Ấn Độ trong những ngày tăm tối nhất: Phóng viên CNN chia sẻ những gì tận mắt chứng kiến về "địa ngục Covid" giữa làn sóng dịch bệnh thứ 2
Cổ phiếu tăng giá khi công ty kinh doanh thuận lợi đã trở thành một quy luật gần như bất biến. Tuy nhiên, ở Phố Wall có những doanh nghiệp thua lỗ chồng chất nhưng cổ phiếu vẫn tăng bùng nổ, thậm chí với tốc độ hàng nghìn phần trăm chỉ trong vài tháng.
Những cổ phiếu tăng trái quy luật như vậy đã trở thành một hiện tượng trên thị trường tài chính Mỹ trong năm nay, trong đó phải kể đến những cái tên như công ty cho thuê ô tô Hertz, hãng bán lẻ trò chơi GameStop, công ty phần mềm và an ninh mạng BlackBerrry, và gần đây nhất là chuỗi rạp chiếu phim AMC.
Đây đều là những doanh nghiệp có mức vốn hoá nhỏ hoặc trung bình, tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn, có cổ phiếu bị các quỹ đầu cơ lớn bán khống (short) nhiều nhưng lại được ồ ạt gom mua bởi lực lượng nhà đầu tư cá nhân trên diễn đàn WallStreetBets thuộc trang Reddit.
“BẦY CÁ CON” ĐƯƠNG ĐẦU “CÁ MẬP”
Doanh thu và lợi nhuận một đằng, diễn biến giá cổ phiếu lại một nẻo, triển vọng cũng không rõ ràng, những cổ phiếu như vậy không thể được phân loại là cổ phiếu tăng trưởng (growth stock) hay cổ phiếu giá trị (value stock).
Cổ phiếu meme được đặc biệt ưa chuộng bởi các nhà đầu tư trẻ thuộc thế hệ Millenians và Gen-Z, không có nhiều vốn liếng và kinh nghiệm nhưng có thừa sự ham thích rủi ro.
Thay vào đó, những cổ phiếu này được gộp chung thành một nhóm mới với tên gọi “cổ phiếu meme” – những “cổ phiếu trò đùa”. Điểm chung của cổ phiếu meme là có tính đầu cơ cực cao, có thể tăng-giảm giá vài chục phần trăm trong một phiên giao dịch, và thường được định giá lớn hơn rất nhiều so với giá trị thực.
Cổ phiếu meme được đặc biệt ưa chuộng bởi các nhà đầu tư trẻ thuộc thế hệ Millenians (sinh trong khoảng thập niên 1980 và 1990) và Gen-Z (sinh trong khoảng 1990-2010), không có nhiều vốn liếng và kinh nghiệm nhưng có thừa sự ham thích rủi ro.
Những nhà đầu tư này đã trở thành một làn sóng trên thị trường chứng khoán toàn cầu trong năm 2020, khi đại dịch khiến nhiều người trong số họ mất việc hoặc phải ở nhà nhiều hơn trước. Có nhiều thời gian rảnh rỗi và được hậu thuẫn bởi những nền tảng giao dịch cổ phiếu với mức phí thấp như Robinhood, họ ào ạt gia nhập thị trường và đã làm nên chuyện.
Đầu năm nay, cổ phiếu GameStop được xem là biểu tượng cho làn sóng cổ phiếu meme cũng như sức mạnh nhà đầu tư cá nhân ở Phố Wall. Gần đây, vị trí này đã được nhường lại cho cổ phiếu AMC.
Theo số liệu từ TradingView, từ đầu năm đến hết phiên giao dịch ngày 4/6, cổ phiếu AMC tăng khoảng 2.160%, đạt 47,9 USD/cổ phiếu, từ mức 1,4 USD/cổ phiếu vào thời điểm đầu năm. Trong phiên ngày 2/6, có lúc cổ phiếu AMC tăng 120%, sau đó chốt phiên với mức tăng 95%. Phiên ngày 3/6, cổ phiếu này lại giảm 20%.
Tương tự như cổ phiếu GameStop, cổ phiếu AMC một lần nữa phản ánh sức mạnh của lực lượng nhà đầu tư cá nhân – được xem là “bầy cá con” - trong cuộc đương đầu với “cá mập” là những quỹ đầu cơ. Trong khi các quỹ có tiềm lực tài chính khổng lồ bán khống những cổ phiếu như vậy, các nhà đầu tư cá nhân trên Reddit lại rủ nhau gom mua.
Sức mạnh của đám đông quần chúng đã đẩy giá cổ phiếu tăng – trái ngược với mong muốn của các nhà bán khống vốn đợi giá cổ phiếu giảm để kiếm lời. Khi giá cổ phiếu tăng đến một mức nhất định, các quỹ phải mua vào để đóng trạng thái bán khống nếu không muốn hứng chịu thêm thua lỗ. Việc này khiến tốc độ tăng giá cổ phiếu càng được đẩy nhanh gấp bội – hiện tượng còn được gọi là “bán non” (short-squeeze).
Các quỹ đầu cơ tưởng chừng bất khả chiến bại ở Phố Wall đã “bỏng tay” trong cuộc đương đầu với nhà đầu tư cá nhân. Dữ liệu từ S3 Partners cho thấy 5 tháng đầu năm, hai cổ phiếu AMC và GameStop đã khiến giới bán khống lỗ 8,3 tỷ USD, trong đó khoản lỗ 1,75 tỷ USD chỉ trong tuần cuối cùng của tháng 5.
Đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy sự thoái lui của “cá mập” trước sự hung hãn của “bầy cá con”. Một nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Bloomberg rằng các công ty môi giới lớn nhất ở Phố Wall đang âm thầm siết chặt quy tắc đối với việc các nhà đầu tư tổ chức bán khống cổ phiếu meme.
Goldman Sachs, Bank of America, Citigroup và Jefferies Financial là vài trong số những công ty môi giới siết chặt kiểm soát rủi ro tại bộ phận phục vụ khách hàng tổ chức. Những nhà môi giới này muốn tự vệ trước hiểm nguy rình rập từ biến động không khác gì tàu lượn của các cổ phiếu như AMC và GameStop.
Điều chỉnh mới đồng nghĩa với việc các quỹ đầu cơ và nhà đầu tư tổ chức hoặc phải có mức thế chấp cao hơn, hoặc bị hạn chế giao dịch những cổ phiếu như vậy.
“ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM” CHO AMC
Trong khi đó, lực lượng nhà đầu tư cá nhân đang thừa thắng xông lên. Mỗi ngày, “tổ lái” này đều có những cuộc thảo luận sôi nổi trên WallStreetBets, với những bình luận đầy hào hứng như: “Con tàu tên lửa AMC”, hay “Đã dốc hết tiền tiết kiệm vào AMC!!! Chúc tôi may mắn đi các bạn”.
Và không bỏ lỡ cơ hội từ đà tăng giá cổ phiếu, AMC tiến hành ngay một loạt cuộc huy động vốn nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển kinh doanh hậu Covid.
Không chỉ thu hút các nhà đầu tư cá nhân ở Mỹ, cổ phiếu AMC còn có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư từ nhiều quốc gia khác như Ấn Độ và Hàn Quốc – tất cả đều dựa vào mạng xã hội và những ứng dụng giao dịch cổ phiếu với mức phí thấp cho phép tiếp cận với cổ phiếu ở Mỹ. Theo dữ liệu của Cơ quan Lưu ký chứng khoán Hàn Quốc, trong 4 ngày đầu của tuần trước, các nhà đầu tư Hàn Quốc mua 225 triệu USD cổ phiếu AMC.
Sức mạnh của nhà đầu tư cá nhân đã đưa AMC tới một bước ngoặt về giá trị vốn hoá, cho dù chuỗi rạp chiếu phim này vẫn chưa thoát khỏi tình trạng “dở sống dở chết” mà Covid-19 gây ra. Chỉ sau vài tháng, AMC từ một cổ phiếu vốn hoá nhỏ đã trở thành một cổ phiếu vốn hoá lớn. Khoảng tháng 10 năm ngoái, vốn hoá của AMC thậm chí giảm dưới 300 triệu USD. Sau cú tăng 95% trong phiên giao dịch ngày 2/6, vốn hoá của AMC đã đạt 31,3 tỷ USD.
Mức vốn hoá này cao hơn vốn hoá của một nửa số công ty trong chỉ số S&P 500 – “câu lạc bộ” cổ phiếu danh giá nhất hành tinh. Như vậy, chỉ trong vòng khoảng 8 tháng, sức mạnh của nhà đầu tư cá nhân đã đưa vốn hoá của AMC tăng hơn 31 tỷ USD.
Ngành công nghiệp rạp chiếu phim là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, và AMC không phải là ngoại lệ. Năm ngoái, AMC cảnh báo rằng công ty có thể cạn kiệt tiền mặt vào cuối năm. Tính cả năm 2020, AMC lỗ 4,6 tỷ USD. Quý 1 năm nay, AMC đạt doanh thu 148,3 triệu USD, giảm 84,2% so với cùng kỳ năm ngoái và lỗ ròng thêm 567,2 triệu USD. Ngoài ra, AMC đang nợ khoảng 5 tỷ USD và thiếu 450 triệu USD tiền thuê mặt bằng.
Nền kinh tế Mỹ mở cửa trở lại nhờ chiến dịch tiêm chủng và giá cổ phiếu tăng mạnh đã mang tới cho AMC “ánh sáng cuối đường hầm”. Các rạp chiếu phim ở Mỹ đã rục rịch hoạt động sau nhiều tháng đóng cửa. Những bộ phim “bom tấn” bị hoãn ra mắt trong năm ngoái, như “Black Widow” (Goá phụ đen) hay “James Bond: No Time to Die” (Điệp viên 007: Không phải lúc chết) sẽ công chiếu trong năm nay.
Và không bỏ lỡ cơ hội từ đà tăng giá cổ phiếu, AMC tiến hành ngay một loạt cuộc huy động vốn nhằm chuẩn bị cho giai đoạn phát triển kinh doanh hậu Covid. Mới đây, AMC huy động trực tiếp 230 triệu USD từ công ty quản lý quỹ Mudrick Capital Management, một chủ nợ của công ty. Hôm 3/6, AMC tuyên bố sẽ bán 11,5 triệu cổ phiếu để có thêm hơn 587 triệu USD vốn mới.
VnEconomy