Cơn điên tiền mã hóa từ góc độ tâm lý
Ảnh minh hoạ
Nhiều đồng tiền mã hóa chủ chốt đã tăng giá điên cuồng từ đầu năm nay...
- 10-04-2021Nếu bong bóng tiền số vỡ, giá vàng sẽ có thể lên ngưỡng 2.250USD/ounce?
- 01-04-2021Đức đi ngược xu thế về tiền kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương
- 07-03-2021Ứng xử thế nào với tiền kỹ thuật số?
-
Biến số lạm phát trong nước luôn cần được dự đoán, phân tích khi muốn biết đường hướng của chính sách tiền tệ và lãi suất ở Việt Nam
-
Một khi đã đạt đến các ngưỡng an toàn và các cân nhắc vĩ mô tổng thể thì việc mua hay bán cần thiết phải dừng lại hoặc đảo chiều một cách cũng linh hoạt, thông qua điều chỉnh tỷ giá mua, bán tương ứng.
Bối cảnh chung tất nhiên phải kể đến là đại dịch Covid-19 và các cuộc phong tỏa diện rộng, rồi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tồi tệ nhất kể từ sau Thế chiến II, đi đôi với đó là các gói cứu trợ, kích thích kinh tế khổng lồ của Mỹ và các nước khác nhằm giải cứu nền kinh tế bản địa khỏi thảm họa. Cũng phải kể thêm các sự việc “vô tiền khoáng hậu” khó có thể hình dung trước đây là có một ngày sẽ xảy ra như việc các nhân viên giao dịch trên sàn chứng khoán chính thống lại phải thường xuyên vào tham khảo các giao dịch trên app Robinhood miễn phí giao dịch để định hướng hay củng cố các quyết định đầu tư của mình.
Trong bối cảnh hiện nay, giới đầu tư vào tiền mã hóa dường như đang nhìn thấy siêu lạm phát sắp đến cùng với đó là đồng đô la Mỹ mất giá mạnh. Các tổ chức kinh tế tài chính lớn thì cũng không khá hơn là mấy khi ngày càng có nhiều trong số họ chuyển sang nắm giữ Bitcoin như một tài sản thế chỗ cho đồng đô la mất giá (Bitcoin nay được nhiều người coi là "vàng số", có vai trò như vàng trong việc phòng ngừa rủi ro). Và cứ thêm mỗi một tổ chức tài chính lớn mua Bitcoin hoặc chấp nhận thanh toán bằng đồng tiền này thì tâm lý đón đợi "ngày tận thế" của đám đông càng trở nên đậm nét hơn.
Một yếu tố khác "đổ thêm dầu vào lửa" phải kể đến là màn ra mắt thử nghiệm của đồng Yuan số của Trung Quốc mà nhiều người tin rằng sẽ nhanh chóng soán ngôi của đô la Mỹ như là đồng tiền dự trữ chính của thế giới, nâng mạnh hơn nữa tầm ảnh hưởng của Trung Quốc, và ngược lại, vùi dập hơn nữa vị thế của đô la Mỹ, càng làm cho nhà đầu tư muốn xa lánh nó.
Tất cả những sự việc trên đã tạo ra một ấn tượng rằng thế giới sắp có những xáo trộn mạnh. Đến lượt nó, điều này chỉ càng làm cho các cơn điên thị trường nặng hơn, dẫn đến những sự việc phi lý, không thể tin được lại có thể xảy ra khác là như sàn giao dịch tiền mã hóa Coinbase niêm yết vào tuần trước với giá trị vốn hóa còn lớn hơn cả của chủ sở hữu 2 sàn chứng khoán truyền thống là New York và Nasdaq gộp lại. Hay như thị trường đồng tiền mã hóa Dogecoin, đồng tiền vốn được tạo ra như một trò đùa trên Internet, lấy cảm hứng từ giống chó Shiba của Nhật, đã đạt mức vốn hóa tới khoảng 50 tỷ đô la Mỹ mấy ngày trước, tương đương với quy mô của hãng ô tô Ford.
Trong khi đó, giới chức các nước lớn thì đang cố gắng thuyết phục thị trường bằng cái nhìn lạc quan hơn. Phía Mỹ thì nhất quán và liên tục cho rằng điều đáng sợ phải là tình trạng thất nghiệp, chứ còn rủi ro lạm phát tuy có nhưng chỉ là rủi ro nhỏ và hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Và họ cũng nhấn mạnh rằng đồng Yuan số của Trung Quốc không thể nào sớm soán ngôi vị đồng tiền dự trữ của đô la Mỹ được. Còn Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF thì cũng cho rằng tuy Bitcoin được gọi là tiền (mã hóa) nhưng hoàn toàn không có chức năng của tiền tệ. Họ cũng như nhiều giới chức khác luôn coi Bitcoin chỉ là một trò cờ bạc, hay một loại tài sản đầu cơ.
Chưa rõ giới chức các nước sẽ thuyết phục thị trường thành công hay không bằng những bằng chứng tích cực cho thấy nền kinh tế thế giới đang quay trở lại quỹ đạo bình thường hóa và rằng sẽ chẳng có một cuộc xáo trộn, đổ vỡ lớn nào sẽ xảy ra trong tương lai có thể nhìn thấy được. Nhưng chừng nào giá của các loại tiền mã hóa còn tăng điên cuồng lên những ngưỡng mới thì sự điên cuồng này chỉ có thể lý giải rằng thị trường đang bị chi phối bởi tâm lý bi quan bầy đàn phi lý trước viễn cảnh xám xịt của thế giới.