Con đường đưa Sundar Pichai thành một trong những CEO nhận lương cao nhất thế giới
Theo báo cáo Alphabet – công ty mẹ Google nộp lên Ủy ban chứng khoán Mỹ hồi tháng 4, CEO Sundar Pichai nhận được 281 triệu USD vào năm ngoái và là một trong những giám đốc điều hành được trả lương thưởng cao nhất thế giới.Gia nhập Google năm 2004, Pichai đứng sau nhiều sản phẩm cốt lõi của công ty và được bổ nhiệm làm CEO Alphabet năm 2019.
- 07-05-2020Malaysia đang đánh bại những dự báo kinh khủng về đại dịch Covid-19 như thế nào?
- 07-05-2020Khảo sát: Doanh nghiệp Mỹ đang bi quan hơn cả lúc khủng hoảng tài chính 2008 lên đến đỉnh điểm
- 07-05-2020Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ tăng mạnh trong tháng 4
- 07-05-2020‘Đốt’ 1 triệu USD mỗi giờ, hãng hàng không kêu gọi 4 quốc gia cứu
Sundar Pichai, tên đầy đủ là Pichai Sundararajan, lớn lên ở Chennai, Ấn Độ. Thời thơ ấu, ông sống cùng cha là một kỹ sư điện, mẹ là người viết tốc ký và một em trai trong căn nhà có 2 phòng ngủ. Ngay từ nhỏ, Pichai đã có năng khiếu đặc biệt với các con số, ông có thể nhớ tất cả những số điện thoại từng gọi. Tới nay, thỉnh thoảng Pichai vẫn thể hiện trí nhớ ấn tượng của mình trong các cuộc họp của công ty. (Ảnh: AP)
Người đứng đầu Alphabet từng học ngành kỹ thuật luyện kim tại Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) ở Kharagpur. Chương trình phần mềm đầu tiên ông viết là trò chơi đánh cờ. Thành tích học tập tốt giúp ông nhận được học bổng tại Đại học Stanford. Pichai chia sẻ rằng chuyển đến California (Mỹ) là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của ông.
"Tôi luôn yêu thích công nghệ và khi lớn lên, tôi có những giấc mơ về Thung lũng Silicon", Pichai nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2014 tại Đại học Delhi. "Tôi từng đọc về nó và nghe những câu chuyện thú vị từ chú tôi". (Ảnh: AP)
Khi Pichai đến Mỹ năm 1993, ông không thể tin mọi thứ lại đắt đỏ như vậy. Ông cũng phải tạm xa người bạn gái Anjali tại quê nhà. Cuối cùng 2 người đã kết hôn và hiện giờ có 2 con Kiran và Kavya. (Ảnh: Bloomberg)
Sau khi nhận bằng thạc sỹ khoa học từ Đại học Stanford, Pichai tiếp tục đăng ký khóa thạc sĩ quản trị kinh doanh của trường Wharton, thuộc Đại học Pennsylvania. Trước Google, ông từng làm việc tại Applied Materials và McKinsey & Co. (Ảnh: Bloomberg)
Pichai phỏng vấn tại Googleplex vào ngày Cá tháng Tư năm 2004 - cùng ngày công ty ra mắt Gmail. Giống như nhiều người, Pichai ban đầu nghĩ rằng dịch vụ email miễn phí là một trong những trò đùa của Google. Pichai bắt đầu làm việc với công cụ tìm kiếm Google Search. Tuy nhiên, đến năm 2006, số phận của Google bị đe dọa khi Microsoft đưa Bing thành công cụ tìm kiếm mặc định trên Internet Explorer. Pichai đã thuyết phục các nhà sản xuất máy tính cài đặt sẵn Google để giảm bớt ảnh hưởng từ sự thay đổi này. (Ảnh: Getty Images)
Sự thất bại của Internet Explorer tạo cơ hội lớn cho Pichai. Ông thuyết phục 2 nhà đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin xây dựng trình duyệt riêng cho Google. Kết quả Chrome ra đời và hiện là trình duyệt được nhiều người sử dụng nhất. (Ảnh: Reuters)
Là một người lãnh đạo, Pichai được yêu thích vì tập trung vào kết quả hơn là thể hiện sự nổi bật. Năm 2013, ông tiếp quản bộ phận phát triển Android. Một trong những dự án do ông khởi xướng là Android One, với mục tiêu thúc đẩy doanh số smartphone giá rẻ dành cho 5 tỷ người dùng trực tuyến tiếp theo. Pichai được cho là góp công lớn giúp Google đạt được thỏa thuận thâu tóm công ty sản xuất thiết bị nhà thông minh Nest vào năm 2014. Ông cũng đứng sau Chrome OS, hệ điều hành hỗ trợ các máy tính xách tay Chromebook giá rẻ của Google. (Ảnh: Reuters)
Dù được Twitter mời về làm lãnh đạo cấp cao nhưng Pichai vẫn quyết tâm ở lại với Google. Ông được đánh giá như "thông dịch viên" của Larry Page khi có thể hiểu được tầm nhìn của nhà đồng sáng lập này và truyền đạt lại cho những thành viên khác. Với những đóng góp cho công ty, Pichai được Page giao cho phụ trách hầu hết các sản phẩm của công ty, bao gồm công cụ tìm kiếm; bản đồ; Google Plus; quảng cáo và cơ sở hạ tầng. Về cơ bản, ông giống như người điều hành công ty cùng Larry Page.
"Sundar Pichai có khả năng nhìn thấy những gì sắp diễn ra và huy động đội ngũ tập trung vào những điều quan trọng. Tầm nhìn của chúng tôi rất giống nhau khi nói về sản phẩm. Điều đó giúp ông ấy là lựa chọn hoàn hảo cho vai trò này", Page nói về Pichai.
Và không có gì ngạc nhiên khi năm 2015, Pichai được bổ nhiệm làm CEO Google. (Ảnh: Reuters)
Vị CEO gốc Ấn có thói quen bắt đầu buổi sáng với món trứng ốp lết, một tách trà và đọc Wall Street Journal. Ông được các nhân viên Google rất yêu mến. "Ông ấy thực sự được tôn thờ tại Google. Các kỹ sư yêu ông, người quản lý sản phẩm yêu ông và những người kinh doanh cũng yêu ông ấy", một nhân viên Google viết. Trong bảng xếp hạng Top 100 CEO của Glassdoorm Pichai xếp thứ 46. (Ảnh: Reuters)
Vào tháng 7/2017, Pichai được bổ nhiệm vào ban giám đốc của Alphabet. "Sundar Pichai đã làm rất tốt với tư cách là giám đốc điều hành của Google, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, quan hệ đối tác và đổi mới sản phẩm. Tôi thực sự thích làm việc với Pichai và tôi rất vui khi ông ấy tham gia hội đồng quản trị của Alphabet", Larry Page chia sẻ tại thời điểm đó. (Ảnh: Justin Sullivan)
Ở quê nhà Ấn Độ, Sundar Pichai được coi như một người anh hùng. "Bạn đã thực hiện được những gì mọi người mơ ước", Harsha Bhogle, người dẫn chương trình nói với Pichai trong buổi giao lưu với các sinh viên của Đại học Delhi. (Ảnh: Google)
Tháng 12/2019, hai nhà đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin tuyên bố từ chức CEO và chủ tịch Alphabet. Sundar Pichai trở thành CEO của tập đoàn có vốn hóa từng vượt 1.000 tỷ USD này. Đổi lại những đóng góp cho Alphabet, Pichai nhận được chế độ đãi ngộ xứng đáng. Ông là một trong những CEO có mức lương thưởng cao nhất thế giới hiện nay. Theo báo cáo nộp lên Ủy ban chứng khoán Mỹ hồi tháng 4, ông nhận được 281 triệu USD lương thưởng vào năm ngoái. Lương cơ bản của Pichai là 650.000 USD và có thể được tăng lên 2 triệu USD trong năm 2020. (Ảnh: Google)
Người đồng hành