Con đường phát triển bền vững đối với chủ đầu tư dự án bất động sản
Mục tiêu chuyển đổi xanh để giải quyết các tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu trên toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm ngành bất động sản tại các thị trường đang phát triển càng phải nỗ lực hơn trong việc tìm ra mô hình phát triển bền vững.
Bất động sản cần dẫn đầu xu thế
Trong báo cáo phân tích được công bố hồi tháng 2/2022 của McKinsey & Company, các chuyên gia khẳng định những tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu trong thời gian gần đây đòi hỏi sự thay đổi nhanh chóng của các doanh nghiệp bất động sản để giảm thiểu tác động gây biến đổi khí hậu giai đoạn từ nay đến 2050. Bởi theo một báo cáo khác của Hội đồng Doanh nghiệp thế giới về Phát triển bền vững (WBCSD), ngành bất động sản và xây dựng là một trong những tác nhân lớn nhất đóng góp vào sự nóng lên của Trái đất, chịu trách nhiệm cho 40% tổng lượng khí thải carbon toàn cầu.
Vậy nên, biến đổi khí hậu không chỉ cho thấy trách nhiệm quan trọng của các doanh nghiệp bất động sản trong việc đánh giá lại hoạt động kinh doanh của mình, thúc đẩy các công nghệ thi công giảm phát thải và tạo ra những giá trị bền vững lâu dài suốt vòng đời dự án.
Trong bối cảnh đó, các nhà phát triển bất động sản quốc tế đã bắt đầu dấy lên cuộc thảo luận về những giải pháp cân bằng giữa phát triển đô thị và hạn chế ảnh hưởng đến môi trường từ nhiều năm qua, do áp lực phải đưa ra những biện pháp đảm bảo sự bền vững môi sinh.
Nhiều doanh nghiệp trong ngành tán đồng với định hướng rằng hiệu suất Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) của dự án tốt sẽ mang lại giá trị tài sản cao cho không chỉ người mua nhà mà cả cộng đồng.
Chia sẻ về vấn đề này trong hội thảo "Vững kinh doanh- Xanh trái đất" diễn ra vào đầu tháng 08 tại TP.HCM, ông Angus Liew - Chủ tịch HĐTV Gamuda Land Việt Nam đưa ra ý kiến việc đầu tư nhiều chất xám từ khâu quy hoạch sẽ giúp tìm ra giải pháp tốt nhất cho môi trường.
Kết quả đáng lạc quan của mục tiêu bền vững
Diễn giải cụ thể hơn cho ý kiến tham luận này, Chủ tịch Gamuda Land Việt Nam dẫn lại câu chuyện phát triển ấn tượng của hai đại đô thị Gamuda City (Q. Hoàng Mai, Hà Nội) và Celadon City (Q. Tân Phú, TP.HCM). Khởi thủy của hai dự án này là những vùng đồng không mông quạnh, cỏ dại um tùm, đường đất lầy lội mùa mưa, mù mịt bụi mùa nắng và đìu hiu những mái nhà liêu xiêu của người dân lao động nghèo giữa chốn thành thị phồn hoa.
Khi tiếp quản khu đất, việc đầu tiên Gamuda Land tiến hành là nghiên cứu để tìm phương thức khả thi nhất trong việc cải tạo. Nguyên tắc mà nhà kiến tạo đô thị này xem xét và theo đuổi là bảo tồn và vun bồi cho môi trường tự nhiên của vùng đất, kế đó là nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng sinh học cho hệ sinh thái. Bởi lẽ khi sự đa dạng sinh học phát triển mạnh, vùng đất không chỉ là không gian sống của con người mà còn là nơi cư trú lý tưởng cho cả động và thực vật. Chính nhờ triết lý đó, mà chỉ sau hơn một thập kỷ, Gamuda City và Celadon City đã trở thành những đô thị vệ tinh nổi bật ở hai "đầu tàu" kinh tế - xã hội của đất nước.
Ông Angus Liew – Chủ tịch HĐTV Gamuda Land Việt Nam chia sẻ về vai trò quan trọng của các chủ đầu tư BĐS trong việc đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng xanh của đất nước
"Chúng tôi ứng dụng phương thức 'tạo lập điểm đến' (place-making) khi phát triển dự án. Việc đầu tư cho các hạng mục môi trường, đường xá, tiện ích công cộng… là nhằm kiến tạo nên nền tảng nội tại cho vùng đất. Một khi khu đô thị có được nền tảng nội tại vững vàng với những yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) tốt, tự khắc nơi đó sẽ trở thành điểm sáng thu hút dân cư, chứa đựng triển vọng tăng trưởng lớn lao về lâu dài", ông Angus Liew lý giải.
Khu đô thị có được nền tảng nội tại vững vàng với những yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG) tốt sẽ thu hút cộng đồng cư dân.
Vị chuyên gia bất động sản đến từ Malaysia còn chia sẻ thêm tập đoàn của mình đang hiện thực hóa con đường phát triển bền vững bằng cách xây dựng chiếc lược Hành động xanh Gamuda bài bản dựa trên 4 trụ cột chính: Quy hoạch, thiết kế bền vững và quy trình xây dựng tuần hoàn; Cộng đồng và doanh nghiệp; Bảo tồn môi trường và đa dạng sinh học; Tăng cường tính bền vững thông qua số hóa. Chiến lược này đề ra những mục tiêu vô cùng táo bạo, có thể kể đến như trồng 1 triệu cây xanh trên toàn cầu vào năm 2025, cắt giảm 40% lượng phát thải khí CO2 từ các dự án vào năm 2030,…
"Thông qua việc ứng dụng khuôn khổ ESG, chiến lược Hành động xanh cho hệ thống vận hành, chúng tôi kỳ vọng có thể góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển đổi cho toàn bộ chuỗi giá trị để tạo ra sự khác biệt, tác động đến các đối tác cung ứng cùng cải tiến, hướng đến nền kinh tế tuần hoàn. Quá trình này mang đến một giải pháp cùng có lợi cho tất cả các bên, đồng thời đóng góp cho công cuộc tăng trưởng xanh, bền vững mà cả thế giới đang hướng về", ông Angus Liew nói thêm.
Nhịp sống kinh tế