Con đường tái cân bằng thị trường dầu thô vẫn còn dài
Báo cáo công bố hôm thứ 3 cho biết Nga và Ả-rập Saudi đang cân nhắc việc kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng được ký kết hồi cuối năm ngoái.
- 05-09-2017Giá dầu thô trên đà phục hồi sau cơn bão Harvey
- 31-08-2017Giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh do ảnh hưởng từ cơn bão Harvey
- 30-08-2017Giá dầu thô và giá xăng Mỹ: Một cơn bão nhưng 2 số phận
Dẫn lời Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak, hãng tin Tass cho biết đại biểu 2 quốc gia Ả-rập Saudi và Nga đã bàn về đề xuất kéo dài thỏa thuận cắt giảm, tuy nhiên hiện tại vẫn chưa có quyết định cụ thể nào được đưa ra.
Phát biểu của bộ trưởng Alexander Novak kèm theo tín hiệu tích cực từ Mỹ khi các nhà máy lọc dầu hoạt động trở lại sau trận bão Harvey đã góp phần đẩy giá dầu trên đà phục hồi sau một tuần rớt giá liên tục. Tại Sàn Giao dịch Hàng hóa New York, giá dầu thô giao trong tháng 10 tăng 2,9% lên mức 48,66 USD/thùng. Cùng lúc giá dầu Brent cũng tăng thêm 1,7% đạt 53,24 USD/thùng.
Hôm thứ 2 (4/9), bộ trưởng dầu mỏ Iran ông Bijan Zanganeh nhận định mức độ tuân thủ của các bên tham gia thỏa thuận cắt giảm đã được cải thiện "Tôi cho rằng thị trường dầu thô đã được tái cân bằng. Mức độ tuân thủ của các nước thành viên OPEC không hề giảm trong 6 tháng qua, thậm chí còn tăng cao hơn".
Ông Zanganeh cho biết thêm hiện các bên tham gia vẫn đang thảo luận về thỏa thuận cắt giảm.
Con đường "nhọc nhằn" thực hiện cắt giảm sản lượng
Cuối năm ngoái, OPEC và một số nước ngoài tổ chức đã ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày nhằm tái cân bằng thị trường dầu thô và đẩy giá dầu lên cao. Trong đó, các nước thành viên OPEC cắt giảm khai thác 1,2 triệu thùng/ngày, còn các nước xuất khẩu dầu thô khác, trong đó có Nga, cắt giảm 600.000 thùng/ngày. Thỏa thuận này ban đầu có tác động mạnh tới thị trường khi giá dầu thô tăng vọt 58 USD/thùng hồi tháng 1. Tuy nhiên sau đó, giá dầu quay đầu giảm về mức 45-50 USD do sản lượng khai thác của Nigeria, Libya và Mỹ tăng.
Theo báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm của OPEC trong tháng 6 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tháng do sản lượng của Nigeria và Libya tăng. Hai quốc gia này được miễn ký thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Hôm thứ 2, OPEC quyết định cắt sản lượng khai thác của Nigeria đồng thời kêu gọi các nước thành viên tiếp tục tăng cường tuân thủ thỏa thuận cắt giảm nhằm giảm lượng dầu thừa trên thị trường.
Trong cuộc họp tại thành phố St Petersburg (Nga) Uỷ ban giám sát cấp Bộ trưởng của OPEC và ngoài OPEC (JMMC) đã đồng ý rằng Nigeria sẽ tham gia thỏa thuận cắt giảm lượng. Tuy nhiên, JMMC không tiết lộ thời gian cụ thể khi nào Nigeria sẽ bắt đầu giảm sản lượng. JMMC cho biết thêm họ sẽ theo dõi sát sao tình hình khai thác ở Nigeria trong tuần tới.
Thế nhưng JMMC vẫn chưa có quyết định áp lệnh cắt giảm sản lượng đối với Libya vì sản lượng của quốc gia này khó lòng có thể vượt mức 1 triệu thùng/ngày trong tương lai gần. Trước thời điểm nguồn cung dầu thô ở Libya bị gián đoạn hồi năm 2014, sản lượng khai thác của họ lên tới 1,4 triệu - 1,6 triệu thùng/ngày.
Bộ trưởng Năng lượng Ả-rập Saudi cho biết trữ lượng dầu thô trên toàn thế giới giảm 90 triệu thùng tuy nhiên vẫn cao hơn mức trung bình 5 năm là 250 triệu thùng.
Cả Nga và Ả-rập Saudi đang phải đang phải đối mặt với áp lực đẩy giá dầu lên cao. Đối với Nga - quốc gia phụ thuộc lớn vào dầu thô để tăng ngân sách quốc gia, vẫn đang phải tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng. Đồng thời quốc gia này đang phải chuẩn bị cho kỳ bầu cử tổng thống vào năm tới.
Trong khi đó, Ả-rập Saudi cũng phải đang vật lộn, làm mọi cách để đẩy giá dầu lên cao nhằm hỗ trợ kế hoạch niêm yết của Công ty dầu mỏ Saudi Aramco trong năm tới. Ả-rập Saudi và Kuwait luôn dẫn đầu các nước về tỷ lệ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm. Thậm chí có thời điểm lượng cắt giảm của Ả-rập Saudi còn vượt quá so với mức hạn định mà quốc gia này cam kết trong thỏa thuận.
Đại diện JMMC cho biết OPEC sẽ tổ chức một cuộc họp bất thường trong đó có cả Nigeria tham gia nhằm thảo luận về kế hoạch kéo dài thỏa thuận cắt giảm thêm 1 lần nữa nếu thị trường chưa thể tái cân bằng.
Người đồng hành