Con làm phép tính “11 - 7 = 4” vẫn bị cô giáo trừ điểm, phụ huynh lập tức gọi điện để chất vấn và cái kết bất ngờ
Sau khi được cô giáo giải thích, vị phụ huynh này mới nhận ra lỗi sai hay mắc phải khi giải toán của nhiều người.
- 16-07-2024Phép tính 9 + 9 : 3 = 12 bị cô giáo gạch chéo, phụ huynh bức xúc đến gặp giáo viên – Nghe xong câu trả lời càng thêm ‘nóng mặt’!
- 15-07-2024Con làm phép tính ‘4 + 4 + 2 = 10’ bị cô giáo gạch đỏ, phụ huynh tưởng cô giáo chấm sai, bức xúc tới lớp hỏi và cái kết ‘bức xúc tăng gấp bội’
- 13-07-2024Con làm phép tính ‘3,6 + 1,4 = 5’ bị thầy chê chưa hiểu đề, bố mẹ nghi ngờ thầy giáo cố tình hạ điểm liền gọi điện thoại chất vấn, ai ngờ nhận về xấu hổ
Bức xúc vì cô giáo chấm điểm nhầm
Dạy trẻ làm bài tập về nhà là một chuyện không hề đơn giản. Một bậc phụ huynh có tên là Yue Yunpeng (Trung Quốc) vì dạy con học mà phải đập tay vào tường để "hạ hỏa". Bên cạnh đó, có những trường hợp phụ huynh bức xúc vì nhận thấy cô giáo mắc lỗi khi chấm bài.
Khi dạy con làm bài tập về nhà, cô Pan phát hiện một bài tập của con trai có vấn đề. Đáp án của cô giải giống với đáp án của con nhưng cô giáo trừ điểm.
Đề bài là: "Trong phòng có 11 cái đèn, tắt 4 cái. Hỏi trong phòng còn mấy cái đèn?"
Khi cô đọc bài toán, liền nghĩ ngay đến cách giải đó là lấy 11 - 4 = 7 (cái đèn), thậm chí cô còn dùng có máy tính để tính lại cho yên tâm. Để cho chắc chắn, cô còn gọi chồng tính lại lần nữa. Cuối cùng, cả 3 người đều có kết quả giống nhau, đều ra 7 cái đèn.
Vậy nên, cô lập tức nhắn tin cho cô giáo hỏi lại bài toán này. Tại sao một bài toán đơn giản như thế này lại có thể chấm nhầm. Nhưng sau khi nghe cô giáo giảng giải, cô hiểu ra rằng bản thân mình mới là người làm sai.
Nguyên nhân là do cô không đọc kĩ đề bài. Trong bài, người ta hỏi là trong phòng còn mấy cái đèn chứ không hỏi là có bao nhiêu cái đèn đang sáng. Dù có tắt có bao nhiêu cái đi chăng nữa, trong phòng vẫn còn 11 cái. Nhận thấy lỗi sai của mình, cô Pan nhanh chóng xin lỗi cô giáo vì sự nhầm lẫn của mình.
Lưu ý khi dạy trẻ học
Khi gặp những dạng bài trên, cần dạy trẻ đọc kĩ đề bài. Nhất là trong lúc ôn tập, nếu gặp những bài toán không hiểu đề bài, cần phải đọc lại nhiều lần, tóm tắt ý chính để nắm bắt được ý quan trọng để tranh nhầm lẫn yêu cầu của bài.
Thứ 2, các bậc phụ huynh nên rèn luyện năng lực tập trung cho trẻ, khi học bài cần tập trung 100%. Những lúc gặp câu hỏi phức tạp, nhờ vào sự tập trung, nỗ lực, các em sẽ thể hiện được năng lực vượt trội của bản thân.
Thứ 3, bồi dưỡng cho trẻ sức tưởng tượng. Trong cuộc sống hằng ngày, hãy cho trẻ liên tưởng nhiều, đưa trẻ đi chơi nhiều nơi. Từ đó, kiến thức sẽ tự nhiên được mở rộng hơn.
Đồng thời, phụ huynh cũng nên bồi dưỡng trẻ tư duy logic bằng cách mua một số đồ chơi giáo dục để rèn luyện khả năng tư duy. Hơn nữa, cha mẹ hãy tận dụng mọi cơ hội trong cuộc sống để rèn luyện con cái. Thông qua đó, trẻ có khả năng nhìn nhận bản chất để tự rút ra kết luận cho bản thân.