Con người ngày càng thông minh nhưng lại giao tiếp khó khăn hơn: Nhớ 5 điều đơn giản này để truyền tải thông điệp rõ ràng, ai cũng dễ dàng hiểu được
Nói chuyện ngắn gọn, truyền tải thông điệp rõ ràng, dễ hiểu chính là cách giao tiếp thông minh nhất.
- 29-03-2019Nghiên cứu khoa học: Nhìn vào nụ cười sẽ biết được người thành công hay thất bại trong tương lai
- 22-03-2019"Hãy suy nghĩ như một nhà khoa học": Đây chính là chìa khóa giúp bạn giải quyết mọi vấn đề!
Có một thực tế là ở khắp mọi nơi trên thế giới, con người đang ngày một thông minh hơn. Như Peter R. Orszag - một nhà kinh tế và ngân hàng người Mỹ - viết trên Bloomberg: "Mức độ thông minh trung bình, được đo bằng các bài kiểm tra trí thông minh tiêu chuẩn, đã tăng lên ít nhất là từ đầu thế kỷ 20. Một phân tích tổng hợp gần đây bao gồm hơn 4 triệu người ở 31 quốc gia đã cho thấy trung bình mỗi thập kỷ con người tăng thêm 3 điểm IQ, tương đương khoảng 10 điểm mỗi thế hệ”.
Và cũng có một sự thật là, cùng với sự thông minh ngày càng phát triển, con người có xu hướng giao tiếp đơn giản hơn bao giờ hết. Không phải vì không hiểu được những câu dài phức tạp mà bởi vì chúng ta bị bao vây bởi quá nhiều thông tin và rất cần cách để tóm gọn chúng. Hay còn là làm cho mọi thứ trở nên đơn giản một cách thông minh.
Giống như Albert Einstein - một người cực kỳ thông minh đã nói: “Nếu bạn không thể giải thích điều gì đó một cách đơn giản thì nghĩa là bạn chưa hiểu rõ nó”. Ở vị trí một người giao tiếp, bạn có trách nhiệm phải hiểu chủ đề giao tiếp và truyền đạt cho đối phương theo cách dễ hiểu nhất.
Dưới đây là 5 gợi ý giúp bạn luyện tập kỹ năng giao tiếp một cách đơn giản, thông minh để ai cũng có thể hiểu được thông điệp của bạn
Luôn nhớ bạn là một con người thực và có giao tiếp: Điều đáng buồn là ngày nay, chúng ta giao tiếp gián tiếp quá nhiều. Thông qua các phương tiện truyền thông mạng xã hội, con người không cần gặp gỡ trực tiếp mới có thể truyền đạt thông tin nữa, mà chỉ cần một ứng dụng cùng với những mật khẩu đăng nhập.
Nhưng giao tiếp trực tiếp giữa người và người mới đem lại cho bạn nhiều trải nghiệm quý giá, cũng như giúp bạn nâng cao được khả năng "đọc hiểu" thông tin từ người khác.
Viết cho người giao tiếp với bạn chứ không phải khách hàng hay sếp: Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng lại chẳng hề dễ dàng. Khi trình bày một thứ gì đó, chúng ta có xu hướng muốn làm cho nó trở nên thật quan trọng, thật hoành tráng. Và vì thế, bạn đưa vào bài nói hay bài viết của mình thật nhiều thông tin với các chi tiết phức tạp. Điều này thực tế đi ngược lại với mong muốn của phần đông mọi người trong giao tiếp - những người chỉ thích sự đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu và gần gũi.
Đừng giao giảng: Thay vì giọng điệu trên cơ, hãy giao tiếp bằng một giọng nói thân thiện và hòa đồng, giống như khi nói chuyện với bạn bè vậy. Đừng sử dụng những từ như năng lực cốt lõi, sức mạnh tổng hợp hay mệnh lệnh chiến lược nếu không muốn cuộc trò chuyện trở nên nặng nề và khuôn sáo.
Không dùng khái niệm, hãy hình tượng hóa: Thay vì những khái niệm mơ hồ như “giá trị, thương hiệu, định vị…” thì bạn hãy cố gắng làm cho chúng cụ thể hơn với một hình tượng, con số nào đó.
Bạn hoàn toàn có thể nói thẳng ra là “chúng ta cần cắt giảm 10% chi phí” thay vì “tối đa hóa lợi nhuận”. Hay “bởi vì chúng ta đánh mất 2/5 khách hàng mỗi năm nên cần tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng” thay vì nói bóng gió “cần gia tăng giá trị thương hiệu”…
Giảm cấp độ đọc của bạn xuống: Tất nhiên, đọc nhiều là tốt. Nhưng việc đọc các nội dung quá chuyên sâu cũng có ảnh hưởng nhất định đến cách giao tiếp của bạn, mà ở đây là khiến câu văn phức tạp hơn với những từ ngữ “đao to búa lớn”. Sử dụng những từ đơn giản, câu ngắn gọn rõ ràng, dễ hiểu trong giao tiếp hàng ngày sẽ giúp bạn dễ dàng truyền tải, tiếp nhận thông tin và trở thành một người giỏi kết nối.
INC