Con quá ngỗ nghịch, bà mẹ soạn một bản hợp đồng cá cược "vô lý": Cái kết 20 năm sau vượt ngoài tưởng tượng
Có nhiều cách giáo dục con cái nhưng bà mẹ này đã chọn cách "vô lý" nhất.
- 31-12-20231 loại nước thay thế cà phê, giúp hạ đường huyết, “thần dược” của người giảm cân: Rất sẵn ở chợ Việt
- 28-12-2023Có 2 con trai, cụ ông 65 vẫn chấp nhận bỏ 3 tỷ đồng xây nhà sống một mình năm cuối đời
- 27-12-2023Ở cùng con trai nhưng luôn xảy ra cãi vã, cụ ông 65 nhận ra điểm tựa cuối đời để sống ‘dễ thở’ hơn
Con trai của bà Vương Tú Vân (Trung Quốc) - Lưu Hoa Nam được biết đến là một học sinh cá biệt, ăn chơi, suốt ngày gây rối ở trường. Bản thân bà Tú Vân không biết chữ và suốt ngày chỉ quanh quẩn ở xó bếp. Một cặp mẹ con chẳng liên quan gì đến việc học hành nhưng lại cùng nhau thực hiện một vụ cá cược vô lý: Chỉ cần đứa con được nhận vào Đại học Thanh Hoa, bà mẹ mù chữ sẽ lại học đọc, viết sách và trở thành một nhà văn!
Nếu bạn nghĩ mọi chuyện sẽ không đi đến đâu thì bạn đã nhầm. 20 năm sau, kết quả của cuộc thách đố này khiến hàng ngàn người trố mắt.
Người đàn bà nông dân mù chữ và đứa con trai cặn bã ngỗ nghịch
Bà Vương Tú Vân sinh năm 1960, quê quán ở Lâm Nghi (Sơn Đông, Trung Quốc). Là con gái lớn, để giảm bớt gánh nặng cho gia đình và chăm sóc các em nhỏ, Vương Tú Vân đã buộc phải nghỉ học về nhà đi làm. Bởi vì từ nhỏ không học hành nên trong lòng Vương Tú Vân luôn có sự tiếc nuối, sự tiếc nuối này đương nhiên đè nặng lên các con của bà.
Khi ở độ tuổi 20, Vương Tú Vân được bà mối giới thiệu kết hôn với Lưu Kinh Khoa, một giáo viên trong làng. Năm sau, hai người có một đứa con là Lưu Hoa Nam. Thành tích học tập của đứa trẻ sau đó thực sự rất tốt nhờ sự hỗ trợ của người cha. Cậu là ngôi sao trong lớp, giấy khen vô kể, tương lai có vẻ tươi sáng.
Khi con vào cấp 2, ông Lưu Kinh Khoa nghỉ việc, lên thành phố làm việc để phụ giúp gia đình. Vương Tú Vân làm ruộng ở nhà và chăm sóc con cái. Lúc này, Lưu Hoa Nam bước vào thời kỳ nổi loạn, bắt đầu phẫn nộ với cách giáo dục "trẻ con" của cha mẹ, đặc biệt là mẹ.
Trẻ em sau khi bước vào bậc trung học cơ sở sẽ có cảm giác mình đã trưởng thành và rất muốn thử những điều "thú vị", Lưu Hoa Nam cũng không ngoại lệ. Cậu bắt đầu gặp gỡ những thanh niên thất nghiệp ngoài trường học, thậm chí còn học cách đánh nhau và trốn học, điều mà cậu cho là những điều hay ho.
Đương nhiên, giáo viên đã kể hết cho Vương Tú Vân về hành vi nổi loạn của con trai bà. Vương Tú Vân mù chữ và không biết cách giáo dục con cái, lần nào bà cũng mắng mỏ, nhưng cách giáo dục kiểu này khiến tâm lý nổi loạn của con càng trở nên tồi tệ hơn.
Một lần Lưu Hoa Nam làm bị thương bạn cùng lớp, Vương Tú Vân buộc phải đến trường để xin lỗi. Sau khi về nhà, Vương Tú Vân tức giận đến mức đánh con, Lưu Hoa Nam không chịu thua kém đã cãi nhau lớn với mẹ mình. Hai mẹ con đều cho rằng mình có lý nên tiếp tục tranh cãi đến nửa đêm.
Đặt cược "vô lý"
"Con có thể thi vào Đại học Thanh Hoa hoặc Đại học Bắc Kinh (hai Đh top đầu Trung Quốc và châu Á) nếu muốn. Con chỉ không quan tâm đến điều đó", Lưu Hoa Nam nói. Trong trái tim của những đứa trẻ đầy nghị lực, không có gì là không thể trừ khi chúng thích. Nhưng đối với Vương Tú Vân mà nói, những lời này nghe như là ảo tưởng. Với thành tích hiện tại của con, bà cảm thấy được nhận vào cấp ba đã là may mắn chứ đừng nói đến Đại học Thanh Hoa.
Đối mặt với sự cố chấp của con trai, Vương Tú Vân cảm thấy đau lòng, tại sao con trai cô lại không bao giờ biết trân trọng cơ hội học tập tốt như vậy? Bà rất thất vọng, thất vọng đến mức giận dữ nói ra câu nói đã làm thay đổi cuộc đời bà và con: "Nếu con có thể vào được Đại học Thanh Hoa, thì mẹ, một người mù chữ, có thể trở thành nhà văn!".
Câu nói này cũng khiến Lưu Hoa Nam rất tức giận. Cậu biết mẹ mình không biết đọc nên để phản bác, cậu trực tiếp lấy ra mảnh giấy, sau đó soạn hợp đồng: Một mẹ con một người được nhận vào Đại học Thanh Hoa, người còn lại trở thành nhà văn. Một người mẹ như Vương Tú Vân sao có thể tỏ ra yếu đuối trước mặt con mình, bà nghiến răng nghiến lợi ấn mạnh dấu tay đỏ của mình vào đó.
Sau khi đặt cược, Lưu Hạo Nam đột nhiên cảm thấy áp lực. Cậu tin chắc mẹ mình không bao giờ có thể trở thành nhà văn, nhưng mỗi lần nghĩ đến ánh mắt kiên định của mẹ khi đó, cậu không hiểu sao luôn cảm thấy có chút áy náy. Sau khi đặt cược, Vương Tú Vân còn rủ con học đọc viết bằng từ điển mỗi ngày, điều này khiến áp lực của cậu tăng gấp đôi.
Từ đó về sau, hai mẹ con bắt đầu bí mật tranh tài. Lưu Hạo Nam ngày nào cũng không rời khỏi sách, mọi người đều nhìn cậu với ánh mắt ngưỡng mộ. Vương Tú Vân không hề tỏ ra thua kém, thậm chí còn học đọc từ bính âm và học đến tận khuya mỗi ngày. Một người không có cơ hội đến trường khi còn nhỏ, giờ đãđọc sách trở lại ở tuổi 40. Cô không cảm thấy buồn chán mà ngày càng chăm chỉ hơn.
Sau khi vào cấp ba, áp lực học tập tăng mạnh, Lưu Hoa Nam vốn có nền tảng kém muốn bỏ cuộc một thời gian, nhưng mỗi lần nghĩ đến chuyện cá cược với mẹ, cậu lại đứng dậy học tiếp. Lưu Hoa Nam tiếng Anh không tốt nên dán khắp giường ngủ ký túc xá những tờ ghi chú nhỏ, việc đầu tiên khi mở mắt ra mỗi ngày là xem lại bài tập về nhà. Nhiều bạn cùng lớp không hiểu tại sao cậu lại làm việc chăm chỉ như vậy nên cậu đã nói với họ rằng mục tiêu của mình là Đại học Thanh Hoa.
Nhìn nỗ lực của con, bà mẹ rất vui mừng, nhưng đồng thời cũng rất sợ hãi. So với ý chí hừng hực lúc cá cược, ngồi ngẫm lại nghiêm túc thì làm sao bản thân cô một phụ nữ nông dân mù chữ, có thể trở thành một nhà văn? Nhưng nếu không thể tự mình hoàn thành việc đó, liệu bà có làm con mình thất vọng không? Nếu đứa trẻ cũng bỏ cuộc thì sao?
Khi nghĩ đến điều này, Tú Vân không ngừng tự nhủ rằng mình phải làm một điều gì đó vì lợi ích của con mình. Bởi vì cạnh tranh lẫn nhau, mối quan hệ giữa hai mẹ con đã được xoa dịu rất nhiều, cậu con trai sẽ thường xuyên dạy mẹ bất cứ từ nào bà không biết.
Cả hai đều thực hiện được ước mơ của mình
Trong chớp mắt, Lưu Hoa Nam đã bước vào năm cuối cấp 3. Tuy hiện tại là học sinh đứng đầu lớp nhưng cậu vẫn chưa chắc chắn về việc có được nhận vào Đại học Thanh Hoa hay không. Năm 2001, Lưu Hoa Nam đạt 645 điểm trong kỳ thi tuyển sinh đại học và cuối cùng được nhận vào Đại học Lâm nghiệp Bắc Kinh. Tuy không phải là Đại học Thanh Hoa nhưng Vương Tú Vân đã rất tự hào. Bà không ngừng học viết sau khi con trai được nhận vào đại học, năm 2003, Vương Tú Vân cuối cùng đã viết tác phẩm đầu tiên "Tứ bảo" và xuất bản thành công trên "Linyi Daily".
Sau đó, bà lần lượt xuất bản nhiều tác phẩm, số lượng chữ lên tới một triệu chữ, còn trở thành thành viên của Hiệp hội Nhà văn tỉnh Sơn Đông. Bà đã là một nhà văn thực sự, xuất bản được một số tiểu thuyết như: "Bốn khó báu", "Điện ảnh đêm nay", "Canh gác", "Cuộc sống của thị trấn nhỏ" và "Ngưu gia",...
Câu chuyện của gia đình bà Vân được báo, Đài phát thanh Quốc gia Trung Quốc đưa tin, đã truyền động lực cho nhiều người. Năm 2018, Hiệp hội Nhà văn Sơn Đông công bố danh sách mới, tên của bà Vương Tú Vân được bổ sung. Bà tâm sự, đây là giấc mơ, trước đó chưa từng nghĩ đến.
Người mẹ đã thành công hoàn thành việc đặt cược của mình, Lưu Hoa Nam cũng không nhàn rỗi. Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, anh đã trở thành sinh viên Thạc sĩ tại Đại học Thanh Hoa vào năm 2007 và hoàn thành những gì đã hứa.
Nhà văn Mạc Ngôn từng giành giải Nobel, bình luận về cách dạy con của bà Vương Tú Vân như sau: "Hai mẹ con chỉ đánh cược với nhau thông qua bản hợp đồng. Khi đặt con người vào nghịch cảnh mới thấy sự nỗ lực, dù khó khăn nhưng không chùn bước. Từ tức giận dẫn đến cãi vã, sau đó là sự thấu hiểu, cuối cùng cả 2 mẹ đều đạt được mục đích và thành tựu riêng".
Cha mẹ có nhiều cách để giáo dục con cái, và cách tốt nhất là cùng con cái lớn lên. "Muốn dạy con phụ huynh trước hết phải làm gương", là thông điệp bà Vương Tú Vân muốn gửi gắm khi chia sẻ câu chuyện của gia đình.
Phụ nữ mới