Cơn sốt bất động sản bùng lên ở Hàn Quốc, người dân ồ ạt đi vay để đầu cơ và... thuê nhà
Năm 2020, mức lương trung bình hàng tháng tại các công ty Hàn Quốc là 3,5 triệu won (3.092 USD). Còn mức giá trung bình của một căn hộ ở Seoul là 1,09 tỷ won (970.000 USD) vào tháng 3/2021.
- 06-04-2021Credit Suisse lỗ gần 5 tỷ USD sau vụ sụp đổ gây chấn động của Archegos và Greensill
- 06-04-2021Lý giải cuộc khủng hoảng mới trên toàn cầu: Tại sao việc thiếu hụt loại chip giá chỉ 1 USD khiến cả thế giới rơi vào 'cơn bĩ cực'?
Theo số liệu tổng hợp của KB Financial Group, giá nhà ở tại Seoul đã tăng gấp đôi trong 5 năm qua, trong khi mức lương của người Hàn Quốc chỉ tăng chưa đến 20%. Điều này khiến cho việc mua nhà ở tại thủ đô trở thành mục tiêu khó đạt được với nhiều người. Trong khi đó, phần lớn bất động sản lại do nhóm đầu cơ nắm giữ.
Năm 2020, mức lương trung bình hàng tháng tại các công ty Hàn Quốc là 3,5 triệu won (3.092 USD). Còn mức giá trung bình của một căn hộ ở Seoul là 1,09 tỷ won (970.000 USD) vào tháng 3/2021, tăng từ mức 607 triệu won vào tháng 5/2017.
Giá căn hộ tại Seoul so với giá căn hộ trung bình tại Hàn Quốc (tỷ won).
Trong khi thị trường bất động sản tưởng chừng chỉ yếu nóng lên ở Seoul – chứng kiến giá nhà tăng 13% trong năm 2020, thì tình trạng này còn diễn ra ở cả Hàn Quốc với giá căn hộ toàn quốc tăng 9,7%.
Hiện tại, các hộ gia đình Hàn Quốc đi vay nợ rất nhiều, ngay cả trước khi "chạy đua" để mua nhà. Hiện tại, nợ hộ gia đình đã lên tới 175,5% thu nhập khả dụng. Mức tăng này được thúc đẩy bởi các khoản thế chấp để mua hoặc thuê nhà, bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm kiểm soát hoạt động đi vay để giảm bớt rủi ro đầu cơ.
Theo Bank of Korean, nếu lãi suất cho vay đối với các khoản nợ hộ gia đình chỉ tăng 8 điểm cơ bản, thì tiền lãi phải trả sẽ tăng thêm thêm 370 triệu USD . Khoảng 50% trong số đó là các khoản vay liên quan đến nhà ở. Vấn đề này còn lan rộng sang số tiền đặt cọc mà người dân cần để đi thuê nhà. Tại Hàn Quốc, người thuê nhà cần đi vay để chi trả cho khoản tiền cọc "jeonse" – cho phép họ sống trong căn hộ khoảng 2 năm hoặc lâu hơn mà không phải trả tiền hàng tháng.
Jeonse là hình thức thuê nhà đặc thù chỉ có ở Hàn Quốc. Chủ nhà sẽ nhận của người đi thuê toàn bộ số tiền cọc trong một thời gian nhận định, còn người đi thuê sẽ không phải trả thêm tiền hàng tháng khi vào ở.
Mức tăng trung bình hàng năm đối với lương của người dân Hàn Quốc.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 lây lan, "cơn sốt" bất động sản đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới. Giá nhà tại Mỹ, Canada, Australia, Hàn Quốc và Singapore đều tăng vọt. Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, giá bất động sản tư nhân tại Singapore tăng 2,9%, trong khi chính phủ New Zealand hồi tháng trước đã xóa bỏ những ưu đã thuế cho người mua nhà điểm kiểm soát thị trường địa ốc.
Hồi tháng 2, Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này sẽ thúc đẩy nguồn cung nhà ở, khi Tổng thống Moon Jae-in đang nỗ lực kiểm soát tình trạng giá nhà tăng cao và là yếu tố tạo áp lực cho tỷ lệ bầu cử cho ông. Theo đó, chính phủ sẽ cung cấp thêm 836.000 ngôi nhà, trong đó có 332.000 căn nhà ở Seoul cho đến năm 2025 và đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
Tổng nợ hộ gia đình và nợ đi thuê nhà kiểu jeonse tại Hàn Quốc (nghìn tỷ won).
Thông báo này được đưa ra dựa theo các kế hoạch trước đó là cung cấp 1,27 triệu ngôi nhà ở Seoul và các thành phố lân cận. Tháng 1, ông Moon Jae-in đã cam kết đưa ra các biện pháp "mạnh mẽ" để tăng nguồn cung nhà ở vượt qua mức kỳ vọng của thị trường. Cho đến nay, vấn đề về giá nhà ở đã trở thành một trong những "lực cản" lớn nhất đối với sự ủng hộ của công chúng đối với ông Moon Jae-in.
Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Hong Nam-ki cho biết đề xuất này sẽ trở thành "cú sốc nguồn cung". Ông nói rằng, 836.000 căn hộ tương đương với nguồn cung nhà ở thông thường trong 2 năm. Đồng thời, ông nhận định "sự gia tăng lớn này" sẽ giúp thị trường ổn định một cách vững chắc và chính phủ sẽ hành động để trấn an nếu đề xuất này thúc đẩy xu hướng đầu cơ.
Tham khảo Bloomberg