Cơn sốt điên cuồng với một thứ ‘nhỏ bé lấp lánh’ giá rẻ
Cú lội ngược dòng ngoạn mục được thúc đẩy bởi nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại một động lực tích cực cho các nhà khai thác.
- 22-01-2022Những điều chẳng giống ai ở vị tổng thống mang quốc khố tất tay Bitcoin: Tự xưng lãnh đạo “ngầu” nhất thế giới, điều hành việc nước qua Twitter
- 22-01-2022Những vụ kiện để đời tại các sòng bạc: Khách hàng "ngẩn ngơ" vì thắng vài chục triệu đô mà không được trả tiền
- 22-01-2022Từng được ví "ngang tầm" với Jeff Bezos, Elon Musk và Bill Gates, tượng đài 1 thời của Trung Quốc đang đổ vỡ: "Chẳng ai muốn là Jack Ma tiếp theo!"
Nhu cầu về kim cương đang tăng vọt từ những đợt phong tỏa đầu tiên của Covid-19 và vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Giờ đây, ngay cả những viên đá rẻ và nhỏ nhất cũng đang bị cuốn vào cuộc mua bán điên cuồng.
Kim cương cấp thấp là loại kim cương bạn có thể tìm thấy trong thứ đồ trang sức được bày bán tại các cửa hàng bách hóa ở địa phương. Việc kinh doanh loại kim cương này đã gặp nhiều khó khăn trong hầu hết thập kỷ qua. Tình trạng các loại đá giá rẻ bị dư nguồn cung và nhu cầu tăng trưởng không ổn định đã kéo giá giảm, lợi nhuận thấp.
Nhưng 3 tháng qua đã cho thấy một cú lộn ngược dòng mạnh mẽ. Nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ tăng, những người tiêu thụ khoảng một nửa trang sức kim cương trên khắp thế giới. Việc đóng cửa một trong những mỏ lớn nhất thế giới cũng gây áp lực lên nguồn cung.
Trên thị trường kim cương thô, giá trị của những viên kim cương cấp thấp đã tăng vọt. Mặc dù điều này không khiến giá sản phẩm trên các kệ hàng tự động tăng tương tự, giá của những trang sức kim cương rẻ nhất có thể bắt đầu tăng. Và có khả năng những viên đá lấp lánh trong những đôi khuyên tai giá rẻ sẽ nhỏ đi hoặc có nhiều khuyết điểm hơn, khi các nhà bán lẻ tìm cách cắt giảm chi phí.
Nhu cầu kim cương gia tăng ở khắp mọi nơi. Signet Jewelers, công ty sở hữu các nhà bán lẻ bao gồm Kay Jewelers và Zale, cho biết trong tuần này rằng doanh số bán hàng trong kỳ nghỉ lễ đạt kỷ lục và nâng kỳ vọng doanh thu lên gấp 6 lần kể từ tháng Tư.
Alrosa PJSC của Nga, công ty cạnh tranh với De Beers để trở thành công ty khai thác kim cương lớn nhất, cũng báo cáo doanh thu hàng năm cao nhất từ trước đến nay.
Theo nguồn thạo tin, De Beers đã phản ứng lại bằng cách tăng giá kim cương thô lên gần 10%. Đây là một trong những đợt tăng giá mạnh nhất trong nhiều năm. Mức tăng lớn nhất nằm ở các mặt hàng giá rẻ nhất, loại đá được bán với giá dưới 200 USD trong các cửa hàng, một số loại tăng giá gần 20%.
Ảnh: Bloomberg
Ngành công nghiệp kim cương là một trong những ngành giành chiến thắng bất ngờ khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch. Nhu cầu của người tiêu dùng đối với trang sức kim cương đã tăng mạnh trong năm ngoái, trong khi nguồn cung vẫn hạn chế. Những người bị cách ly ở nhà và hạn chế mua các mặt hàng xa xỉ, đã quay sang mua rất nhiều kim cương khi đại dịch kéo dài.
Sự phục hồi của ngành kim cương được củng cố bởi người tiêu dùng Mỹ. Nhu cầu về đồ trang sức đã tăng hơn 30% so với năm 2021. Đồng thời, nguồn cung cũng chịu áp lực sau khi tập đoàn Rio Tinto đóng cửa mỏ Argyle khổng lồ, nơi sản xuất một số loại đá rẻ nhất thế giới. Trong khi đó, các mỏ khác như dự án Venetia của De Beers đã cắt giảm hoạt động.
Các loại đá cấp thấp có giá cao hơn là một tin vui cho những nhà khai thác, nhưng không hẳn là một yếu tố thay đổi cuộc chơi. Mặc dù mỗi mỏ khai thác đều khác nhau, nguyên tắc chung vẫn là 20% sản lượng những viên đá tốt nhất chiếm 80% lợi nhuận.
Tham khảo Bloomberg
Nhịp sống kinh tế