Cơn sốt LNG khiến ngành đóng tàu Hàn Quốc "hồi sinh", đơn hàng kín đến 2 năm tới, phải cầu viện đến Đông Nam Á
Nhà máy đóng tàu Daewoo ở đông nam Hàn Quốc. Ảnh: Nikkei.
Châu Âu quay lưng lại với khí đốt của Nga và chuyển sang LNG nhập khẩu từ Trung Đông và Đông Nam Á. Điều này khiến các đơn hàng đóng tàu chở LNG đổ về Hàn Quốc.
- 28-02-2023"Mỏ vàng" bị lãng quên được đào lại ngay giữa cơn sốt, dự tính tung ra thị trường mặt hàng vô cùng có lãi
- 28-02-2023Trung Quốc có nguy cơ đi vào "vết xe đổ" của Nhật Bản cách đây 30 năm: Từng biến động đều trùng hợp tới khó tin
- 28-02-2023Hungary muốn Liên Hiệp Quốc đưa thủ phạm phá hoại Nord Stream ra ánh sáng
Sự thay đổi ở thành phố cảng
Một sự thay đổi lớn đang diễn ra ở trung tâm đóng tàu phía tây nam Busan.
Tại siêu thị Asia DC Mart, một loạt hàng hóa nhập khẩu vừa được chở tới. Người quản lý của cửa hàng, nơi đã cung cấp 200 loại gia vị, đang nghĩ về việc mở rộng danh mục sản phẩm của mình hơn nữa để đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng của công nhân nước ngoài trong khu vực.
“Tôi phải thêm nhiều đồ ngọt và mì khô, thực phẩm người Indonesia thích,” cô nói.
Đây là kết quả từ việc mở cửa hơn cho lao động nước ngoài - chủ yếu từ Đông Nam Á, của chính phủ Hàn Quốc trong bối cảnh thiếu hụt trầm trọng công nhân đóng tàu.
Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, khoảng 2.000 người nước ngoài đã được đưa vào các xưởng đóng tàu trên cả nước trong tháng này.
Hòn đảo Geoje rộng 400 km vuông là nơi đặt các nhà máy đóng tàu của Samsung Heavy Industries và Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, công ty đóng tàu lớn thứ 3 và thứ 4 thế giới, cùng với một số nhà thầu phụ.
Nơi đây từng tự hào có tổng sản phẩm khu vực cao nhất ở Hàn Quốc trong gia đoạn hưng thịnh nhất khoảng 10 năm trước. Đây cũng là giai đoạn bùng nổ của ngành trước khi hạ nhiệt.
Hòn đảo này đã trải qua một sự thay đổi kể từ khi chính phủ Hàn Quốc nới lỏng các yêu cầu về thị thực đối với người lao động và bắt đầu đẩy nhanh quá trình xét duyệt hồ sơ vào mùa thu năm ngoái.
Những thay đổi này đã mang đến một lượng lớn thợ hàn, thợ sơn và các công nhân lĩnh vực khác.
Thành phố Geoje, bao gồm đảo Geoje và các đảo lân cận, có dân số khoảng 230.000 người. Số lượng cư dân nước ngoài đến trong năm nay dự kiến sẽ tăng 150% từ năm 2022 lên 5.000.
Samsung Heavy đang sử dụng 80 công nhân Indonesia trong năm nay tại cơ sở Geoje của mình.
Ngành đóng tàu Hàn Quốc gặp thời
Các đơn đặt hàng hiện tăng lên rất cao do nhu cầu về tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tăng mạnh, một phần do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
Xung đột ở Ukraine đã khiến các nhà cung cấp khí đốt châu Âu quay lưng lại với khí đốt của Nga được đưa vào thông qua các đường ống trên bộ và lựa chọn LNG nhập khẩu từ Trung Đông và Đông Nam Á.
Các công ty đóng tàu của Hàn Quốc chiếm 90% thị phần toàn cầu về tàu chở LNG do trình độ chuyên môn cao.
Tại mọi nhà máy đóng tàu do 3 công ty lớn điều hành - Samsung Heavy, Daewoo Shipbuilding và Hyundai Heavy Industries - lịch trình đóng tàu đã được đóng kín cho đến cuối năm 2025.
Theo công ty khảo sát thị trường Clarksons Research của Anh, các đơn đặt hàng cho tàu chở LNG đã tăng gấp 2,3 lần vào năm ngoái. Trong đó, các công ty đóng tàu của Hàn Quốc chiếm khoảng 70% nhu cầu và còn lại được chuyển đến Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngành này thiếu lực lượng lao động để đáp ứng nhu cầu tăng vọt đột ngột.
Đảo Geoje, nơi đặt các nhà máy đóng tàu, cách xa Seoul, khiến khó thu hút những người trẻ tuổi. Ngoài ra, thành phố Geoje hiện có độ tuổi trung bình là 41,7 - tăng mạnh so với 35,4 của một thập kỷ trước.
Người lao động nước ngoài với các kỹ năng được săn đón có thể mong đợi ít nhất 80% mức lương của người lao động địa phương, trong khi chính phủ cũng đưa ra những ưu đãi làm tăng thêm sức hấp dẫn.
Dẫn đầu ngành đóng tàu toàn cầu hiện nay là China State Shipbuilding Corp., một doanh nghiệp nhà nước. Theo Nikkei, với việc các công ty đóng tàu Nhật Bản phần lớn bị tụt hậu so với đối thủ, các công ty Hàn Quốc vẫn là những người chơi duy nhất có thể cạnh tranh với quy mô ngày càng tăng của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Nhịp sống thị trường