Cơn sốt vắc xin Covid-19 dấy lên nỗi lo về sự bùng nổ trên thị trường chợ đen
Lo sợ mắc Covid-19, nhiều người Trung Quốc đang tìm cách để có được vắc xin ngay cả khi chúng còn đang trong quá trình thử nghiệm.
- 25-11-2020Trước những thông tin tích cực về vắc-xin, giới đầu tư toàn cầu thay đổi chiến lược như thế nào cho thời kỳ hậu Covid-19?
- 25-11-2020Một 'sai lầm ngớ ngẩn' đã vô tình làm tăng hiệu quả của một loại vắc xin COVID-19
- 24-11-2020Thêm 1 ứng viên vắc-xin công bố kết quả thử nghiệm, Dow Jones bật tăng hơn 300 điểm
- 19-11-2020Loạn giá vắc-xin Covid-19, chênh lệch hàng chục lần
- 19-11-2020Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ khi số ca mắc Covid-19 làm lu mờ triển vọng vắc xin
Trước chuyến công tác tới Mỹ, Cheng muốn được tiêm vắc xin chống Covid-19. Để đạt được điều đó, anh ta đã đóng giả làm nhân viên một công ty vận tải đồ đông lạnh ở đông nam Trung Quốc với sự giúp đỡ của một người bạn. Điều này cho phép Cheng được phép tiếp cận với vắc xin đang thử nghiệm của Trung Quốc.
Cheng là một chủ doanh nghiệp ở Bắc Kinh. Anh ta lên kế hoạch tới Quảng Đông và chi gần 100 USD để được sử dụng liều vắc xin thứ 2 mà anh ta tin là hiệu quả. Nó được phát triển bởi một đơn vị của Sinopharm, một công ty sản xuất vắc xin do Chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn tham gia cuộc đua vắc xin chống Covid-19 toàn cầu.
"Bạn chỉ cần chuyển tiền cho anh ta qua Alipay. Anh ta từ chối tiết lộ quá nhiều về mình vì chúng tôi đang giao dịch trên chợ đen", Cheng đề cập tới việc mua vắc xin bằng ứng dụng thanh toán phố biến của Trung Quốc. Cheng cũng từ chối nên tên vì những lo ngại có thể xảy ra với bản thân mình.
Trong bối cảnh các nhà phát triển vắc xin như AstraZeneca Plc đến Pfizer Inc. đang nỗ lực đưa thuốc ra thị trường, các quốc gia lại phải chuẩn bị cho những vấn đề có thể xảy ra từ loại thuốc này. Do nguồn cung rất hạn chế trong khi nhu cầu quá lớn, phân phối bất công bằng, thậm chí là bất hợp pháp, là điều đã được nhắc đến từ lâu.
Trung Quốc là một trong những quốc gia đang tham gia cuộc đua vắc xin. Họ đã cho phép các nhà phát triển của mình tiêm thử nghiệm từ giữa năm nay cho những người có nguy cơ cao bị lây nhiễm. Về mặt kỹ thuật, chương trình này hướng tới các nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch của Trung Quốc. Ngoài ra, những người làm việc ở cảng, nơi virus được tin là có thể lây nhiễm thông qua thực phẩm đông lạnh, cũng được sử dụng.
Tuy nhiên, việc lợi dụng quan hệ hoặc dùng tiền để được tiêm vắc xin đã được Bloomberg nêu ra. Không giống như các nhà sản xuất vắc xin phương Tây, phía Trung Quốc chưa công bố bất cữ dư liệu công khai nào về hiệu quả của loại thuốc mà họ đang phát triển trong giai đoạn 3. Dẫu vậy, điều này không ngăn mọi người tìm kiếm vắc xin, đặc biệt là những người có việc phải đi ra nước ngoài.
Chính điều này khiến tình trạng "lách luật" để được tiếp cận vắc xin xảy ra ngay cả khi nó chưa được chứng minh hiệu quả và an toàn. Trong khi một số người coi việc được tiếp cận vắc xin sớm là niềm tự hào, số khác lại tỏ ra nghi ngờ về mức độ an toàn của loại thuốc này.
Thực tế, rất nhiều người làm những công việc được cho là có nguy cơ cao, chẳng hạn như tiếp xúc với người nước ngoài hoặc người trở về từ nước ngoài, đã được tiêm vắc xin. Đa phần họ đều ký các thỏa thuận không tiết lộ và chỉ được yêu cầu tiêm ngay trước khi sự kiện được tổ chức. Số khác thì được tiêm nhờ quan hệ.
Trong khi đó, nhà phát triển vắc xin cũng đề nghị những du học sinh tiêm vắc xin của mình. Tuy nhiên, nhiều người từ chối bởi chúng chưa được kiểm chứng chất lượng. Những người đồng ý tiêm được yêu cầu không nói đến việc này trên mạng xã hội. Những người đăng ảnh liên quan đến tiêm chủng cũng được yêu cầu gỡ xuống.
Lần này, Trung Quốc sẽ không thể là đại diện điển hình cho cơn sốt vắc xin cũng như sự bùng phát các thị trường trợ đen liên quan đến phương thuốc chống Covid-19. Kiểm soát tốt đại dịch giúp người dân Trung Quốc khá yên tâm với cuộc sống hiện tại. Dẫu vậy, ở các nước đông dân, tỷ lệ lây nhiễm cao và chênh lệch giàu nghèo lớn như Ấn Độ, câu chuyện có thể rất khác.
Quảng cáo cho những chuyến đi du lịch để được tiêm vắc xin phổ biến trên các nhóm WhatsApp ở Ấn Độ. Chúng xuất hiện bất chấp việc đi lại xuyên quốc gia đang bị hạn chế. Gem Tours & Travels Pvt. Ltd. là một trong những cái tên đang miệt mài bán những chuyến đi đến Mỹ để có thể được tiêm vắc xin của Pfizer.
Chia sẻ với Bloomberg, công ty này nói rằng họ sẽ không mua vắc xin và cũng chưa xác định được thời gian cho những chuyến đi này. Chính vì thế, họ cũng chưa thu tiền đặc cọc. Họ chỉ đang xác định lượng khách hàng quan tâm đến dịch vụ này và thu một bản sao hộ chiếu của họ.
Ở chiều ngược lại, không phải tất cả mọi người đều sốt sắng với cơ hội được tiêm vắc xin ở nước ngoài. Ấn Độ đang thử nghiệm trên người vắc xin AstraZeneca và sẽ sản xuất ít nhất 1 tỷ liều nếu loại thuốc này được cấp phép. Nó làm giảm nỗi lo người giàu sẽ được tiếp cận vắc xin trong khi người nghèo bị bỏ lại phía sau. Chính phủ Ấn Độ cũng có ý định phân phối vắc xin cho những người dễ tổn thương trước.
Adar Poonawalla, lãnh đạo công ty sản xuất vắc xin hàng đầu của Ấn Độ là Serum cũng khẳng định rằng dù người giàu hay người nghèo thì việc họ nên làm là chờ đợi. Bản thân Poonawalla nói rằng vắc xin sẽ được ưu tiên cho những người dễ bị tổn thương, người già và những người công tác tại tuyến đầu chống dịch.
Tuy nhiên, trước những thách thức to lớn về hậu cần trong việc phân phối vắc xin, người ta tỏ ra nghi ngờ loại thuốc hữu hiệu sẽ được phân phát công bằng tại Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia đông dân nhất thế giới. Việc tìm kiếm lợi ích cho bản thân mình trước phần còn lại của xã hội sẽ khiến thị trường chợ đen vắc xin bùng nổ.
Tham khảo: Bloomberg