MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

'Cơn sốt' vương miện trong ngành trang sức xa xỉ

08-06-2022 - 17:01 PM | Lifestyle

Vương miện từng được coi là biểu tượng của địa vị, quyền lực và là phụ kiện không thể thiếu của hoàng gia.

Vương miện là một trong những phụ kiện được nhắc đến nhiều nhất tại Met Gala năm nay, nơi những người nổi tiếng như Blake Lively hay tổng biên tập Vogue Anna Wintour đều mang trên người. Từng là biểu tượng của quyền lực và địa vị nhưng ngày nay, các nhà sản xuất trang sức như Garrard, Cartier và Boucheron đang cố gắng tạo ra những phiên bản vương miện dành cho phụ nữ hiện đại.

Ý nghĩa của vương miện

Uni Kim, chuyên gia về đồ trang sức của Sotheby's đã giải thích về cách vương miện hóa thân qua nhiều thời kỳ như thế nào, với một truyền thuyết về vị thần Hy Lạp Dionysus, người cai trị rượu vang và niềm vui, chịu trách nhiệm tạo ra chúng.

“Từ những vật liệu khiêm tốn như hoa và lá làm thành vòng hoa cho đến kim loại và đá quý lộng lẫy trên đầu các vị vua và hoàng hậu, vương miện đã trở nên phổ biến xuyên suốt lịch sử. Thông thường, chúng là biểu tượng của thứ hạng và danh dự, chẳng hạn như được trao cho người chiến thắng trong cuộc thi”, Uni Kim nói.

Cơn sốt vương miện trong ngành trang sức xa xỉ - Ảnh 1.

Diễn viên Blake Lively và chiếc vương miện tại Met Gala 2022. Ảnh: Getty Image

Mặc dù các gia đình hoàng gia đeo vương miện trong nhiều thế kỷ để thể hiện địa vị của mình, nhưng cũng từ lâu, vương miện đã dễ tiếp cận hơn và gắn liền với sự lãng mạn. Kim đã chỉ ra một xu hướng, đó là các cô dâu ở châu Á đeo vương miện trong đám cưới, như nữ diễn viên Trung Quốc Angelababy chọn đeo phụ kiện đến từ thương hiệu Chaumet trong lễ cưới xa hoa năm 2015 của mình.

Cơn sốt vương miện trong ngành trang sức xa xỉ - Ảnh 2.

Tổng biên tập Vogue và chiếc vương miện tại Met Gala. Ảnh: Getty Image


Truyền thống mới này có thể đã bị ảnh hưởng bởi đám cưới của Hoàng gia Anh, như các công nương, công chúa Kate Middleton, Meghan Markle, Eugine, nơi thường đeo vương miện từ bộ sưu tập của gia đình. Vương miện Greville Emerald Kokoshnik trong lễ cưới của Công chúa Eugine ước tính có giá trị nhất trong 3 người khi được làm từ ngọc lục bảo 93,07 carat với giá trị ước tính lên đến 13 triệu USD, theo nhà kim hoàn Steven Stone.

Vương miện của các nhà sản xuất trang sức xa xỉ

Trong sự kiện Met Gala năm nay, với chủ đề “thời đại vàng son của nước Mỹ”, chiếc vương miện đồng đến từ thương hiệu Lorraine Schwartz trên đầu diễn viên Blake Lively là điểm nhấn của sự kiện, thiết kế lấy cảm hứng từ tượng Nữ thần Tự do với 25 viên đá quý tượng trưng cho 25 cửa sổ trên vương miện của tượng.

Các nhà thiết kế cũng tiếp cận vương viện theo nhiều cách khác nhau, qua từng thế kỷ. Trong khi ban đầu chúng được làm ra để đeo như dạng bản lớn thì các thợ kim hoàn từ những năm 1990 trở đi đã tạo ra phiên bản trên bông tai, mặt dây chuyền, dây chuyền… Vương miện Kokoshnik năm 1888 của Nữ hoàng Elizabeth có 61 thanh nạm kim cương, có thể biến thành một chiếc vòng cổ bằng cách tháo các thanh cố định.

Cơn sốt vương miện trong ngành trang sức xa xỉ - Ảnh 3.

Vương miện của nữ hoàng Elizabeth. Ảnh: Cartier


Trong những năm qua, thế giới thời trang xa xỉ cũng tiếp cận vương miện. Vào những năm 90, nhà thiết kế Gianni Versace đã chế tác chiếc Versace Tiara có họa tiết Medusa và hơn 100 carat kim cương. Món phụ kiện giành giải thưởng quốc tế De Beers năm 1995 và được các ngôi sao như Madonna đeo.

Ngày nay, các thiết kế di sản như Chaumet và Garrard đang tạo ra những lựa chọn mới, trong khi các tác phẩm cũ cũng trở lại trong mắt công chúng. Biên tập viên tạp chí quốc tế Hamish Bowles gần đây đeo một chiếc vương miện quý hiếm từ năm 1950 được chế tác bởi nhà kim hoàn người Ý Fulco di Verdura, người từng cộng tác với Coco Chanel và Salvador Dali's. Trong khi đó, một chiếc vương miện Cartier của những năm 1930 được bán với giá 482.000 USD tại cuộc đấu giá trang sức Sotheby's vào tháng 4.

Ngày nay, vương miện là biểu tượng của lễ kỷ niệm, một dịp quan trọng hoặc coi như vật gia truyền để lưu lại cho thế hệ sau.

Theo Phương Kim

NDH

Trở lên trên