Con trai chán học, ông bố liền từ chức đưa con đi chu du khắp nơi, quyết định táo bạo gây tranh cãi trên MXH
Khi đứa trẻ mệt mỏi, chán nản, không thể tìm được lý tưởng trong đời mình, thay vì mắng mỏ, la mắng hay cố gắng dạy dỗ con thì việc mà phụ huynh nên làm chính là cho con hiểu rằng bố mẹ thấu hiểu và sẽ luôn ở bên cạnh con vượt qua tất cả.
- 13-07-2021Một trường lấy điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2021 ba môn đều xấp xỉ 10, nghe qua thì hoảng hồn nhưng xem tên ngành học thì lại rất hợp lý
- 12-07-2021Thần đồng 11 tuổi vừa tốt nghiệp Đại học, đang nghiên cứu cách giúp con người bất tử
- 12-07-2021Con trai Chi Bảo vừa trúng tuyển đại học top đầu nước Anh: Chọn 1 ngành học cực oách, nhìn mức lương sau này ai cũng mê
Có câu nói: "Sự tin tưởng và yêu thương chính là 2 nền tảng quan trọng của cuộc sống mà bố mẹ dành cho con cái".
Nếu con nói chán học, muốn nghỉ học, bạn sẽ làm gì?
Sự lựa chọn của ông bố họ Từ, đến từ Đan Đông, Liêu Ninh, Trung Quốc, có phần táo bạo đến bất ngờ.
Trước đó, cậu con trai 14 tuổi của ông luôn xem học hành là một gánh nặng. Cậu bé chẳng thể dậy sớm để đi học. Việc học hành của cậu bé chỉ thuộc tầm trung bình, rất lười làm bài tập và thường xuyên nói dối.
Nhận thấy rằng cứ để tình hình của con trai như vậy sẽ không khiến cậu bé thay đổi và tiến bộ hơn. Ông Từ cuối cùng quyết định cho con trai nghỉ học 1 năm, ông cũng từ chức và hai cha con cùng nhau đi chu du khắp nơi trên chiếc RV.
Từ Đan Đông, hai bố con đã di chuyển qua rất nhiều tỉnh thành hướng về Lệ Giang, Vân Nam. Cả chặng đường dài hơn 4.000 cây số.
"Con trai tôi không thích đọc sách, vậy thì tôi sẽ đưa nó đi khắp nơi", ông Từ nói.
Ông bố chia sẻ, ở nhà khi đứa trẻ muốn chơi điện thoại, nó sẽ trở nên ngỗ ngược, thậm chí còn hỗn láo với bà ngoại, không biết tôn trọng người lớn tuổi. So với việc con bỏ dở việc học, điều ông Từ lo lắng hơn cả chính là sự phát triển nhân cách không đúng đắn của con.
"Tôi muốn ngày đêm ở cạnh con và để có thể hòa hợp được với nó. Sau đó, tôi có thể sẽ giúp con thay đổi quan điểm về học hành cũng như cuộc sống".
Những đoạn video do ông Từ chia sẻ gây sự chú ý lớn đối với cộng đồng mạng và nhận về không ít ý kiến chỉ trích.
Một số người đã tỏ ra rất ngưỡng mộ hành trình của hai bố con. Họ cho rằng đây cũng là một cách tuyệt vời để học hỏi kiến thức và "thế giới rộng lớn chính là một lớp học không đâu có được".
Nhiều người nhận xét rằng đây chẳng khác gì trò chơi dành cho những người giàu có: "Khi anh có nhiều tiền, anh chẳng cần bận tâm đến học hành làm gì".
Đáp lại ý kiến của dân mạng, ông Từ lên tiếng giải thích: "Chúng tôi chỉ là gia đình bình thường, vẫn còn khoản thế chấp ngân hàng và phải vay nợ để mua xe. Chiếc Rv tôi mua là xe cũ có giá khoảng 50 nghìn tệ (khoảng 178 triệu). Sau đó tự tay tôi đã phải sửa sang lại nhiều thứ trước khi sử dụng".
Ông cho biết thêm: "Bố con chúng tôi đi suốt 30 ngày nhưng chỉ ngủ ở khách sạn 3 ngày".
Trên hành trình của mình, ông Từ đã cho con trai khám phá các địa danh cổ xưa, cho cậu bé khám phá nền văn hóa đồng bằng miền và những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
“Giáo dục không phải chỉ tập trung vào điểm số mà là để trẻ học cách nhìn ra thế giới và say mê khám phá”.
Ông Từ còn dạy cho con cách chụp ảnh, khuyến khích con viết nhật ký. Buộc phải sống cùng nhau, trải qua những chặng đường dài, hai bố con dần trở nên hiểu nhau hơn, khoảng cách ban đầu giữa họ cũng dần biến mất.
"Mối quan hệ giữa chúng tôi không chỉ là kẻ nói người nghe nữa mà giống như những người bạn đồng hành cùng hợp tác với nhau".
Điều gì sẽ xảy ra khi đứa trẻ đi về càng chán học hơn?
Đối mặt với câu hỏi này, ông Từ dịu dàng nói: "Cho đến giờ này, thú thật tôi mới bắt đầu biết cách làm cha. Có thể con trai tôi sau chuyến đi sẽ quay lại con đường học hành. Nhưng nếu thằng bé không muốn, nó sẽ có sự lựa chọn khác. Thằng bé có vẻ hứng thú với nhiếp ảnh, tôi sẽ truyền dạy kinh nghiệm cho nó, hy vọng sau này nó có được một cái nghề".
Về tương lai của con trai, ông Từ tỏ ra không quá lo lắng hay trách móc.
"Tôi hy vọng rằng con trai sẽ tìm được đam mê trong cuộc sống, tìm được niềm vui từ những thứ mà nó thích. Tôi cũng không quan tâm đến quyền lợi tiền bạc. Tôi sẵn sàng làm việc chăm chỉ để giúp thằng bé hiện thực hóa mong muốn của mình".
Đối với cậu bé 14 tuổi, trải qua hơn 50 ngày trên chuyến hành trình cùng bố, cậu bé đã nhận ra được một vài điều.
"Trước đây cháu không muốn gặp bố nhưng giờ đây cháu với bố có thể nói chuyện với nhau như những người bạn".
Đứa trẻ cũng hiểu được rằng điều bố mẹ cậu mong mỏi nhất chính là giúp cho con lớn lên thành người có ích cho xã hội.
"Dù phải ép bản thân nhưng cháu cũng sẽ cố gắng để học hành".
(Nguồn: QQ)
Pháp luật và Bạn đọc