Con trai mua nhà, đón lên thành phố báo hiếu, nhưng bố mẹ chẳng vui: Tôi đưa họ về quê ngay vì 1 lý do
Sau chuyện này, tôi hiểu ra là đón bố mẹ lên sống ở thành phố chưa chắc là cách báo hiếu với bố mẹ tốt nhất.
- 04-03-2024Ngỡ ngàng ông chú 57 tuổi hóa soái ca ngôn tình, bà cụ U80 thành công chúa mắt biếc: Bí mật ở đôi tay của nghệ sĩ trang điểm đang viral khắp cõi MXH
- 29-02-2024Lần lượt đến ở 2 nhà con trai, cụ bà 68 ngao ngán bán nhà 4 tỷ đồng để tìm nơi trú ẩn tuổi già
- 29-02-2024Cụ ông 70 tuổi không ai chăm sóc, được cháu ruột đón về nuôi: 5 năm sau 2 con trai xuất hiện đòi đón bố, ông cụ đưa ra quyết định gây sốc
Bố mẹ khó khăn nhưng vẫn cho con trai học đại học đàng hoàng
Xin chào mọi người, tôi là Lý Lâm Minh, là một sinh viên từ nông thôn lên thành phố làm học tập.
Ảnh minh họa
Năm 2009, tôi đỗ một trường đại học trong thành phố. Lúc đó, việc học đại học đối với gia đình tôi mà nói là chuyện xa xỉ. Vì gia đình tôi là gia đình thuần nông, kinh tế chủ yếu dựa vào mấy sào ruộng, thu nhập bình quân một năm vừa đủ ăn. Để lo thêm học phí đại học cho tôi thì quả thực là gánh nặng.
Ngoài ra, bố mẹ tôi còn phải chăm sóc cho ông bà và nuôi em gái đang học cấp 2. Người thân, bạn bè tôi đều khuyên tôi đi học nghề, như vậy sẽ giảm bớt áp lực kinh tế cho gia đình.
Nhưng sau rất nhiều cân nhắc, cuối cùng, bố mẹ quyết định cho tôi học đại học.
Cố gắng làm việc cật lực để báo hiếu cho cha mẹ
Năm 2012, sau khi tốt nghiệp đại học tôi chăm chỉ làm việc. Mục tiêu sống của tôi lúc đó là làm việc chăm chỉ để kiếm tiền, rồi mua một căn nhà trên thành phố và đưa bố mẹ lên sống cùng cho tiện chăm sóc.
Để thực hiện mục tiêu này, mỗi ngày tôi mở mắt ra chỉ nghĩ đến công việc. Cuối cùng thì sau 2 năm cực khổ, năm 2016 tôi đã mua một căn nhà của riêng mình. Dịp Tết nguyên đán, bố mẹ và em gái tôi lên thành phố đón năm mới, nhìn thấy dáng vẻ hạnh phúc của họ tôi tự nhủ phải nỗ lực làm việc nhiều hơn để cho họ có cuộc sống tốt nhất.
Nhưng có điều, bố mẹ không ở lại sống với tôi. Mẹ tôi nói là ruộng vườn ở dưới quê phải có người chăm. Vậy nên sau ngày Tết mấy hôm, bố mẹ và em tôi lại quay về quê. Tôi đã tìm mọi cách nhưng cũng không thể giữ chân họ ở lại.
Bố mẹ khuyên tôi tìm một người vợ rồi sinh con, như vậy bố mẹ tôi mới đồng ý lên sống cùng tôi.
Cố gắng thuyết phục bố mẹ lên thành phố sống
Vậy là mục tiêu sau khi mua nhà của tôi là tìm bạn gái.
Năm 2018 tôi kết hôn, 2019 sinh đứa con đầu lòng. Khi bố mẹ tôi biết tin vợ tôi mang thai, họ vội lên chăm sóc cháu nội. Nhưng mẹ tôi chỉ chăm cháu đến khi con tôi được 6 tháng, bà viện cớ là mẹ vợ đến chăm nên bảo với tôi muốn về quê. Với lại, bà còn lấy lý do là "không thể nào bỏ ruộng vườn ở dưới quê được".
Vì bố mẹ mẹ vợ cũng nghỉ hưu rồi, có họ chăm cháu tôi cũng yên tâm một phần, nên tôi cũng không nhờ bố mẹ tôi lên nữa.
Năm 2021, vì học phí ở thành phố chỗ tôi khá đắt nên vợ chồng tôi quyết định đưa con về quê ngoại để học. Ở bên đó, bố mẹ vợ tôi cũng có nhà cửa thoải mái nên việc học hành của con cũng không có gì bất tiện. Bố mẹ tôi cũng không có ý kiến gì, chỉ nói việc gì tốt nhất cho cháu thì làm.
Khi đó, tôi rất muốn bố mẹ tôi bỏ hết mấy sào ruộng để lên ở với chúng tôi, bố mẹ tôi cũng 60 tuổi rồi, đã đến tuổi nghỉ hưu.
Ảnh minh họa
Năm 2022 tôi về quê ăn Tết, tôi đã làm một việc hết sức cương quyết. Tôi đã đem hết mấy sào ruộng, vườn cây giao cho bác hàng xóm trông nom hộ, rồi khuyên bố mẹ lên thành phố giúp đỡ chúng tôi việc cơm nước. Sau khi tôi thuyết phục, cộng với lời động viên từ họ hàng người thân, bố mẹ tôi cũng đồng ý.
Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đơn giản là việc này sẽ khiến bố mẹ có cuộc sống hưởng thụ. Thực tế nói bố mẹ lên nấu cơm giúp chúng tôi, chúng tôi cũng không cần thiết cần lắm. Buổi sáng chúng tôi ra ngoài ăn, buổi trưa thì ăn cơm luôn ở công ty, còn bữa tối mới phải nấu.
Việc nấu cơm cũng khá đơn giản. Thậm chí có những hôm tôi đi làm về sớm sẽ xuống bếp nấu cơm. Bố mẹ tôi ở đây tôi nghĩ khá thoải mái, ăn gì làm gì thì tự cho họ quyết định.
Gần khu nhà tôi sinh sống có một công vi bố mẹ có thể xuống đó giao lưu với mọi người. Tôi cũng biếu mỗi người mỗi tháng 600 NDT (tương đương với 2 triệu VND) để chi tiêu tùy ý.
Khác biệt môi trường sống khiến cha mẹ già áp lực
Tôi nghĩ, bố mẹ sống với tôi rất vui, nhưng chưa được một năm, tôi thấy rằng bố mẹ sống không tốt lắm.
Đầu tiên, dù họ không phải làm việc gì nặng nhọc, ăn uống vô cùng đầy đủ. Nhưng gần nửa năm ở đây, họ không béo lên cân nào, ngược lại còn sút cân, hay ốm vặt. Mẹ tôi còn thường xuyên bị mất ngủ.
Còn nữa, bố mẹ tôi ở đây khá dè dặt. Bố tôi không còn trồng cây, nuôi chim như ngày trước. Còn mẹ của tôi, bất kì đồ gì đều hỏi tôi hoặc vợ, nếu nấu cơm thì hỏi chúng tôi có hợp khẩu bị không, đi đâu mẹ tôi cũng xin phép chúng tôi. Tôi cảm giác như bố mẹ rất e ngại chúng tôi, lúc nào cũng thận trọng.
Hơn nữa, bố mẹ tôi sống ở đây khá là cô đơn. Ngoài đi ra chợ, họ rất ít đi ra ngoài đi dạo. Mua xong đồ, hai ông bà không xem TV thì lại ra ngoài ban công hóng gió.
Tôi cũng khuyên bố mẹ tôi nên ra ngoài đi dạo, hoặc là xuống công viên nói chuyện với mấy ông bà ở đó cho đỡ chán. Nhưng bố mẹ tôi vẫn cứ như vậy. Tôi cho rằng, vì bố mẹ già rồi nên không thích nơi huyên náo.
Sau này có vài người từ quê lên chơi với chúng tôi, khi nói đến mấy chuyện ở quê, bố mẹ tôi lại cười cười nói nói vô cùng vui vẻ.
Ảnh minh họa
Thấy vậy, tôi mới bất giác suy nghĩ, không phải là bố mẹ tôi không thích nơi huyên náo mà là không thích ở thành phố lạ lẫm này. Ở đây họ không quen ai, cũng không có việc họ thích làm. Thêm cái nữa là giọng của bố mẹ tôi không phải giọng phổ thông nên đi ra ngoài không quen nên khó thích nghi được cuộc sống ở đây.
Hiểu được sự tình, nhân dịp nghỉ lễ, tôi đã đưa bố mẹ về quê đồng thời chu cấp cho bố mẹ mỗi người 2000 NDT (tương đương với 6,8 triệu VND) mỗi tháng.
Tết Nguyên Đán tôi về quê thăm bố mẹ thì thấy rằng, tinh thần của bố mẹ hoàn toàn khác, không giống như lúc ở thành phố với chúng tôi. Nhất là bố tôi còn béo lên 5 kg.
Sau chuyện này tôi hiểu ra là muốn đối xử tốt với bố mẹ, chúng ta không nên chỉ đứng ở góc độ con cái mà phải đặt mình vào vị trí của bố mẹ thì mới hiểu được cảm giác thật sự , hiểu họ muốn và cần gì.
Phụ nữ số