Con trai tỷ phú giàu nhất Hồng Kông có thương vụ mua lại lớn nhất lịch sử gia tộc
Nếu thỏa thuận không gặp bất cứ trở ngại nào, đây sẽ là thương vụ lớn đầu tiên sau khi Victor nắm giữ chức vụ chủ tịch của CK.
Victor Lý, người thừa kế tập đoàn CK của tỷ phú giàu nhất Hong Kong Lý Gia Thành, đã bắt đầu nhiệm kỳ với một việc trả giá 13 tỷ đô Úc (9,8 tỷ USD) cho công ty đường dẫn khí ga tại Úc - APA Group Ltd., đây là tập đoàn nước ngoài lớn nhất mà CK mua lại.
Giá chào mua tiền mặt (không bao gồm CK Asset Holdings Ltd., CK Infrastructure Holdings Ltd. và Power Assets Holdings Ltd) đã cao hơn 33% so với giá đóng cửa của APA vào hôm thứ Ba. Cổ phiếu APA đã tăng 21%, lên mức 10 đô Úc tại sàn giao dịch Sydney, đây mức tăng kỷ lục nhưng vẫn thấp hơn giá chào mua là 11 đô Úc/cổ phiếu.
Thương vụ này sẽ mang lại cho ông Lý một công ty cung cấp khoảng một nửa lượng khí đốt cho nước Úc và mở rộng lĩnh vực đầu tư tại Úc, khi CK đã mua công ty phân phối điện Duet Group trước đó. APA phù hợp với mô hình của các công ty dịch vụ công cộng hoặc cơ sở hạ tầng doanh nghiệp. Đó chính là những công ty tạo ra dòng tiền ổn định mà CK đang hướng đến trong việc trao quyền năm giữ của tỷ phú Li Ka-shing cho con trai cả của mình. Đồng thời, thương vụ này còn cho thấy rằng xu hướng đầu tư vào nhóm tài sản an toàn vẫn được giữ nguyên khi ông Victor Li lên nắm quyền.
"Đây sẽ là thương vụ lớn đầu tiên sau khi Victor tiếp quản tập đoàn. Nếu thỏa thuận không gặp bất cứ trở ngại nào, Victor sẽ có thể tự thể hiện mình với nội bộ công ty và các nhà đầu tư.", Linus Yip, một chiến lược gia tại First Shanghai Securities Ltd. cho biết.
Thỏa thuận này cũng sẽ mang đến nhiều cơ hội cho CK để có thể bớt "phụ thuộc" vào thị trường Anh Quốc, thị trường lớn nhất của đế chế CK, nhất là trong bối cảnh rối ren khi quốc gia này tách khỏi Liên minh châu Âu.
Cổ phiếu của CK Asset, CKI và CK Hutchison Holdings Ltd. unit Power Assets, vốn thường được kết hợp để mua lại các nhóm tài sản, đã không có sự biến chuyển tại đầu phiên giao dịch ở Hồng Kông.
Việc mua lại APA, công ty có đường ống khí dẫn khắp mọi tiểu bang và hạt trên lục địa Úc, phải tuân thủ các quy định pháp lý. Hội đồng xét duyệt đầu tư nước ngoài (FIRB) sẽ xem xét thỏa thuận này tại thời điểm Úc đang nỗ lực để đảm bảo nguồn cung cấp khí tự nhiên luôn đầy đủ. Việc này đã làm gia tăng tính nhạy cảm trong kiểm soát cơ sở hạ tầng và các nhà sản xuất trong nước. Úc đã phải trải qua tình trạng phải mất điện và chi phí năng lượng tăng cao, bởi sự thay đổi mạnh mẽ của giá than khiến cho đây là một trong những nước phải chịu mức giá than cao nhất thế giới.
Trước đây, các khoản đầu tư của Li đã từng bị chặn lại bởi chính phủ Úc. Trước thương vụ Duet trong năm ngoái, chính phủ Úc đã từ chối chào mua của CKI năm 2016 cho mạng lưới điện Ausgrid. Thủ quỹ của nước này, Scott Morrison, cho biết vào thời điểm đó thỏa thuận này sẽ làm suy yếu an ninh quốc gia. Tập đoàn kiểm soát bởi chính phủ Sate Grid Corp của Trung Quốc cũng bị từ chối mua 50,4% của các nhà phân phối điện.
Để giúp thông suốt quá trình này, các công ty của CK đã đàm phán với FIRB cùng cơ quan quản lý chống độc quyền của Úc và đề nghị bán ra một số tài sản, bao gồm quyền lợi của APA tại các dự án Đường ống dẫn khí Goldfields, Đường ống dẫn khí Parmelia, Cơ sở lưu trữ khí Mondarra.