Công nhân bỏ phố về quê, nhà trọ ế ẩm
“Làn sóng” cắt giảm lao động từ cuối năm 2022 đến nay khiến không chỉ công nhân lâm vào cảnh khó khăn mà các chủ trọ cũng “đứng ngồi không yên” vì ế.
- 08-11-2023“Nếu qua giai đoạn này, không dễ săn được bất động sản tốt giá phải chăng”
- 08-11-2023Dự án lấp vùng đệm vịnh Hạ Long làm biệt thự, nhà liền kề: Chỉ sai phạm trong thi công?
- 08-11-2023Tập trung gỡ khó cho bất động sản
Từ đầu năm đến nay, khu nhà trọ của bà Nguyễn Thị Xuân Hà (số 62/1, An Dương Vương), phường 6, quận 8, TP HCM) trầm lắng hẳn. Khu nhà trọ có 43 phòng thì nay trống đến 10 phòng. Thiếu việc, mất việc nhiều công nhân (CN) bỏ về quê và không quay trở lại thành phố.
Nhiều khu nhà trọ tại quận Bình Tân, TP HCM dán bản cho thuê phòng
Bà Hà kể năm 2006, vợ chồng bà vay ngân hàng 4 tỉ đồng để xây dựng 2 dãy nhà trọ trên phần đất cha mẹ cho. Sau hơn 20 năm kinh doanh, gia đình bà đã trả nợ được 2 tỉ đồng, số tiền thiếu còn lại vẫn còn phân nửa.
"Với giá cho thuê 1,8 triệu đồng/tháng, nếu CN lấp đầy như trước đây, mỗi tháng vợ chồng tôi trả cả lãi và gốc cho ngân hàng hơn 40 triệu đồng/tháng. Nay vắng 10 phòng nên gia đình tôi chỉ trả phần lãi 20 triệu đồng/tháng. Ai nhìn vào cũng tưởng đầu tư nhà trọ "ngon" ăn nhưng đâu biết chúng tôi đang nợ tiền tỉ" - bà Hà than.
Nhiều khu nhà trọ lâm vào cảnh đìu hiu, thiếu người thuê
Được biết khu nhà trọ là kế sinh nhai của cả gia đình bà gồm thành viên trong gia đình. Vợ chồng bà còn phải nuôi dưỡng 4 cha mẹ già hai bên hơn 80 tuổi.
Quận Bình Tân, TP HCM nơi được ví như "thủ phủ phòng trọ dành cho CN" cũng chịu cảnh đìu hiu vì CN mất việc, giảm giờ làm. "Làn sóng" cắt giảm lao động từ cuối năm 2022 đến nay khiến không chỉ CN phải thắt lưng buộc bụng để bám trụ TP mà các chủ trọ cũng "đứng ngồi không yên" vì ế ẩm.
Bản còn phòng được dán khắp nơi
"Thủ phủ" nhà trọ quận Bình Tân, TP HCM nay cũng đìu hiu vì công nhân bỏ nhà máy về quê rất nhiều
Đi dọc các tuyến đường thu hút đông đảo người lao động thuê trọ như Trần Thanh Mại, Lê Đình Cẩn, đường số 5… hơn chục tấm biển "cho thuê phòng trọ", "còn phòng dưới đất", "phòng trọ giá rẻ" được treo ngay tầm mắt. Thấy chúng tôi, bà Trần Thị Thuật, một chủ nhà trọ tại phường Tân Tạo A đon đả chào mời vì tưởng khách tìm thuê phòng.
Khi biết chúng tôi chỉ đến tìm hiểu, bà Thuật thở dài thất vọng. Mấy tháng trước, dãy nhà trọ luôn trong tình trạng kín phòng thì nay đang lâm vào cảnh ế ẩm. Hiện chỉ còn 10 phòng có người thuê.
Nhiều dãy trọ không người thuê, chủ trọ "đỏ mắt" chờ khách
Thời điểm ăn nên làm ra, 60 phòng của bà Thuật kín người thuê. Khách muốn thuê phải đặt trước.
Nhiều chủ nhà trọ than thở họ vẫn nợ và trả lãi vay ngân hàng hằng tháng nhưng khách thuê ngày càng thưa thớt
Trao đổi với chúng tôi, nhiều chủ trọ như bà Thuật rất lo lắng. Để cứu vãn tình hình, nhiều hộ kinh doanh nhà trọ còn chấp nhận giảm tiền thuê từ 20-30% giá phòng để hút khách thuê mới. Với những khách thuê lâu năm, không may mất việc, giãn giờ làm, chủ trọ cho trả góp hoặc nợ tiền nhà từ 1-2 tháng.
Một số chủ trọ có điều kiện kinh tế, chọn chuyển hướng kinh doanh, nâng cấp phòng trọ khang trang hơn, lắp đặt thêm nhiều tiện ích như wifi, khu vực để xe riêng nhằm thu hút những khách có thu nhập cao đến thuê.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Hoa, công nhân Công ty TNHH 3Q Vina (quận 8, TP HCM) xoay xở tìm việc làm thêm cải thiện thu nhập trong thời gian công ty cho nghỉ chờ việc
Cũng lâm vào cảnh ế ẩm là khu trọ của bà Lê Thị Mỹ Xuân (số 8C, đường 42, tổ 11, khu phố 3, Thị trấn Củ Chi, TP HCM). Khu nhà trọ chỉ có 6 trọ nhưng để trống hơn phân nửa. Bà Xuân cho biết giá cho thuê phòng của bà từ 700.000 đồng đến 2,1 triệu đồng.
Nhiều chủ nhà trọ mong muốn có một nguồn vay với lãi suất ưu đãi để cải tạo, sửa chữa nhà trọ khang trang, thu hút khách
Người Lao Động