Công trường bị phong tỏa gấp vì phát hiện vật lạ chỉ dài 1m nhưng chục người không khiêng nổi: Chuyên gia xác định bảo vật 1.000 năm tuổi
Năm 2016, một đội thi công ở Tứ Xuyên, Trung Quốc, đã bị cảnh sát yêu cầu ngừng khẩn cấp, phong tỏa cả công trường khi phát hiện 1 vật thể lạ chôn sâu trong lòng đất.
- 26-07-2024Cổ nhân đã nói: "Người có 3 điểm này trên mặt thì không nên chơi, càng thân càng nguy hiểm"
- 26-07-2024Dán 2 miếng urgo vào điều hòa, sống hơn 30 năm, tôi mới nhận ra tác dụng tuyệt vời đằng sau
- 11-07-2024Cổ nhân đã nói: “Ở nhà không tích trữ 3 thứ, càng giữ thì càng nghèo đi”
Công trường kênh nước phát hiện "vật lạ nguy hiểm"
"Cảnh sát, chúng tôi đào được bom, các anh nhanh đến xem tình hình thế nào!"
Ngày 12 tháng 11 năm 2016, Cục Công an thành phố Quảng Hán, thuộc địa phận tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, nhận được một cuộc gọi từ nhân viên đội thi công địa phương. Người này nói rằng họ đã đào được một quả bom khổng lồ chôn sâu trong lòng đất.
Sau khi nhận được báo cáo, Cục Công an thành phố Quảng Hán lập tức kích hoạt kế hoạch khẩn cấp, chưa đầy nửa giờ, cảnh sát, lính cứu hỏa và chuyên gia phá giỡ bom mìn đã có mặt tại hiện trường.
Khi đến hiện trường, cảnh sát ngay lập tức nhìn thấy một vật lạ hình bầu dục dài khoảng 1 mét, đầu bình hơi nhọn, trông rất giống một quả bom. Bề mặt bình đầy rỉ sét, trông có vẻ rất cổ xưa.
"Mọi người đừng hoảng loạn, hãy nhanh chóng di chuyển đến khu vực an toàn!" Cảnh sát nhanh chóng hô hoán, dùng loa chỉ huy hiện trường sơ tán.
Đồng thời, một nhóm cảnh sát khác cũng lấy thông tin từ những người vừa báo cáo. Theo nhân viên đội thi công, họ đang thực hiện một dự án thủy lợi quan trọng - xây dựng kênh nước mới. Khi máy xúc đang làm việc, họ đã phát hiện vật thể lạ này. Vì nó có hình dạng giống quả bom nên mọi người hốt hoảng, không ai dám đụng vào nữa.
Trong lúc đó, chuyên gia phá bom mặc bộ đồ bảo hộ dày nặng, cẩn thận tiến lại gần vật thể bí ẩn. Họ dùng máy dò để kiểm tra sơ bộ, kết quả cho thấy không có phản ứng của chất nổ.
"Có thể loại trừ khả năng đây là bom hoặc mìn", chuyên gia thở phào nhẹ nhõm. Công nghệ được đưa vào để kiểm tra toàn diện, họ thậm chí dùng cả máy X-quang để quét cấu trúc bên trong bình và lấy mẫu đất xung quanh để xét nghiệm. Sau nhiều giờ đồng hồ, chuyên gia kết luận: "Bên trong bình không có bất kỳ chất nổ hay chất độc hại nào, nhưng cụ thể là gì thì cần điều tra thêm."
Kho báu nghìn năm được phát hiện
Trong điều kiện đảm bảo an toàn, các chuyên gia quyết định chuyển vật thể này lên mặt đất để tìm hiểu kỹ càng hơn. Bất ngờ là, dù chỉ dài hơn 1m, vật này nặng đến nỗi nhiều người không khiêng nổi. Họ phải huy động máy xúc và buộc dây để có thể di chuyển vật thể một cách an toàn.
Khi chuyên gia tìm được chỗ mở, mọi người đều nín thở nhìn vào bên trong.
"Trời ơi! Đây là... đây là đồ sứ!", một chuyên gia kinh ngạc thốt lên.
Bên trong vật thể này là một lớp đất dày, nhưng ẩn trong đó là hàng chục món đồ sứ màu xanh, có bát, có đĩa và cả một chiếc lò ba chân tinh xảo. Bề mặt đồ sứ mịn màng như ngọc, men xanh sáng bóng, dù đã trải qua nghìn năm nhưng hầu như vẫn còn nguyên vẹn.
Cảnh sát lập tức liên hệ với bảo tàng địa phương, họ cũng cử chuyên gia đến để giám định.
"Rất có thể đây là tác phẩm của lò gốm Long Tuyền thời Tống," chuyên gia phấn khích nói, "Chúng ta có thể đã phát hiện ra một nhóm cổ vật cấp quốc gia của Trung Quốc!"
Tại sao những món đồ sứ quý giá của thời Nam Tống lại xuất hiện ở một ngôi làng bình thường ở Tứ Xuyên? Và tại sao chúng lại được chôn sâu dưới đất? Mang theo những câu hỏi này, các nhà khảo cổ bắt đầu điều tra sâu hơn.
Họ khảo sát chi tiết địa điểm phát hiện cổ vật, thông qua phân tích tầng đất và môi trường xung quanh, các chuyên gia loại trừ khả năng nơi này từng là một ngôi mộ cổ. Sau đó, đội khảo cổ bắt đầu phỏng vấn dân làng địa phương, hy vọng tìm được manh mối từ lịch sử truyền miệng.
Một cụ ông hơn tám mươi tuổi đã cung cấp thông tin quan trọng: "Khi tôi còn nhỏ, ở đó có một ngôi chùa, hương khói rất thịnh. Sau này, chiến tranh xảy ra, ngôi chùa mới dần đổ nát."
Thông tin này đã cung cấp hướng điều tra mới, các chuyên gia cho rằng nhóm đồ sứ này có thể liên quan đến ngôi chùa cổ năm xưa.
"Thời Nam Tống, Tứ Xuyên là một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng", một nhà sử học giải thích. "Nhiều ngôi chùa có bộ sưu tập đồ sứ tinh xảo để phục vụ cho các nghi lễ quan trọng. Nhóm đồ sứ Long Tuyền này có thể là tài sản quý của chùa."
Tại sao phải niêm phong đồ sứ và chôn giấu dưới đất? Các chuyên gia cho rằng điều này có thể liên quan đến bối cảnh lịch sử thời đó.
"Cuối thời Nam Tống, quân Mông Cổ nhiều lần xâm lược Tứ Xuyên, chiến tranh diễn ra liên miên", nhà sử học tiếp tục giải thích. "Có lẽ đây là cách mà các sư thầy nghĩ ra để bảo vệ những vật quý giá này."
Việc phát hiện ra nhóm cổ vật quý giá đã thu hút sự chú ý rộng rãi của các tầng lớp xã hội, chính quyền thành phố cũng nhanh chóng thực hiện một loạt các biện pháp bảo vệ. Họ tiến hành phong tỏa và bảo vệ toàn diện khu vực phát hiện, ngăn chặn bất kỳ nguy cơ phá hủy cổ vật nào có thể tồn tại. Ngoài ra, họ đã tổ chức đội khảo cổ để khảo sát hệ thống các khu vực lân cận, tìm kiếm các điểm có thể tồn tại cổ vật khác.
Đồng thời, nhóm đồ sứ Long Tuyền này được cẩn thận vận chuyển đến Bảo tàng tỉnh Tứ Xuyên, nơi các chuyên gia tiếp tục tiến hành phục chế và bảo vệ. Bảo tàng cũng đã tổ chức một triển lãm đặc biệt cho nhóm cổ vật này, cho phép nhiều người có cơ hội chiêm ngưỡng những báu vật nghìn năm.
*Theo: Toutian
Nhịp sống thị trường