Công ty Nhật Cường tập kết hàng nghìn điện thoại lậu ở cảng Nội Bài
Theo kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra (CQĐT) Bộ Công an, Công ty Nhật Cường đưa hàng nghìn điện thoại qua Cửa khẩu sân bay Nội Bài.
- 14-01-2021Kết luận điều tra vụ Nhật Cường: Hai tiệm vàng chuyển nghìn tỷ ra nước ngoài
- 13-01-2021Ông chủ Nhật Cường Bùi Quang Huy thuê 9 đường dây vận chuyển hàng lậu từ Hồng Kông về Việt Nam
- 13-01-2021Vụ án Nhật Cường buôn lậu, rửa tiền: Đề nghị truy tố 15 bị can
Cụ thể, ngày 21/9/2018, Công ty TNHH VAK, mở 3 tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan, Cửa khẩu sân bay Nội Bài. Hàng hoá khai báo là thiết bị chuyển đổi quang điện, mới 100%.
Tuy nhiên, ngày 15/10/2018, tại kho hàng Cty TNHH nhà ga hàng hóa ALS - Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Bắc, Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và Đội Kiểm soát hải quan (Cục Hải quan Hà Nội) đã kiểm tra toàn bộ 3 lô hàng (cùng vận chuyển về ngày 21/9/2018) của Công ty TNHH VAK.
Kết quả kiểm tra, giám định và xác định hàng hoá thực tế gồm: 1.157 chiếc điện thoại iPhone các loại trong đó có 190 iPhone 7 Plus cũ (là hàng cấm nhập khẩu) và 967 điện thoại iPhone Xs, Xs Max các loại, mới 100%. Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải Quan tổ chức thu giữ lô hàng trên.
Điện thoại, thiết bị điện tử được Cty TNHH Nhật Cường nhập lậu qua biên giới Việt - Trung; qua cảng Hải Phòng và thậm chí nhập trái phép qua sân bay Nội Bài. Tiền mua bán được các bị can chuyển ra nước ngoài thông qua các tiệm vàng tại Hà Nội.Theo điều tra, bị can Trần Ngọc Anh thuê chị Yên HP làm thủ tục gửi lo hàng trên theo đường hàng không qua Sân bay quốc tế Nội Bài, để Đoàn Mạnh Phong tiếp nhận. Đoàn Mạnh Phong đã lập công ty "ma" để lấy pháp nhân khai báo hải quan bằng mặt hàng khác rồi mở tờ khai hải quan để nhận hàng lậu từ sân bay đưa về trung tâm Hà Nội giao cho giao cho Bùi Quang Huy và đồng phạm tại số 39 phố Lý Quốc Sư (Hoàn Kiếm, TP Hà Nội). Sau khi nhận hàng, Huy trả phí vận chuyển cho 2 đường dây này với số tiền hơn 7,9 tỉ đồng.
Công ty Nhật Cường bị khám xét.
Như vậy, theo kết luận điều tra từ năm 2014- 2019, Cty Nhật Cường đã mua hơn 250.000 sản phẩm điện thoại, thiết bị điện tử với giá trị hơn 2.927 tỷ đồng của 16 chủ cửa hàng có địa chỉ ở Mỹ, UAE, Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc)… Sau đó, Bùi Quang Huy bỏ ra hơn 72,9 tỷ đồng để thuê vận chuyển trái phép từ Trung Quốc về Việt Nam phân phối rồi bán ra thị trường, hưởng lợi bất chính hơn 221 tỷ đồng.
Về việc vận chuyển được Bùi Quang Huy giao cho Công ty Nhật Cường Quảng Châu (ở Trung Quốc) phụ trách.
Đặc biệt, theo kết luận điều tra, Bùi Quang Huy thuê 3 đường dây để đưa hàng lậu qua sân bay Nội Bài. Theo đó, 3 nhóm này do bị can Nguyễn Bảo Trung, Đoàn Mạnh Phong và người tên Yến (chưa rõ lai lịch) cầm đầu.
Từ tháng 1/2016 đến tháng 11/2017, đường dây của Nguyễn Bảo Trung dùng thủ đoạn lập khống hồ sơ hải quan, vận chuyển trót lọt hơn 40.000 sản phẩm (trị giá gần 550 tỷ đồng) từ Hồng Kông về Việt Nam qua Sân bay Nội Bài. Sau phi vụ, Trung được Bùi Quang Huy và đồng phạm thanh toán gần 14 tỷ đồng phí vận chuyển.
Từ cuối năm 2017 đến tháng 9/2018, đường dây do Yến cầm đầu tiếp nhận gần 17.000 loại hàng hóa (trị giá hơn 307 tỷ đồng) của nhà cung cấp tại Hồng Kông để gửi về Việt Nam theo đường hàng không.
Tiền Phong